Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

Khái niệm dẫn chiếu ngược , dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba là gì ? -Thắc mắc của bạn Huỳnh (Bình Định)

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

- Dẫn chiếu ngược có nghĩa là theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp dụng để giải quyết một quan hệ TPQT cụ thể nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền.

- Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có nghĩa là theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

- Dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải được giải quyết theo pháp luật nước A (gọi là dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu cấp độ 1) hoặc được giải quyết theo pháp luật của một nước thứ ba (nước C – dẫn chiếu cấp độ 2).

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào? (Hình từ Internet)

- Căn cứ theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:

Pháp nhân
1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nước ngoài và thành lập tại Pháp. Vậy pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp A.

Nhưng theo pháp luật Pháp, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi doanh nghiệp có trụ sở thực tiễn và trong thực tế thì doanh nghiệp A có trụ sở tại Bỉ. Do đó, pháp luật Pháp dẫn đến pháp luật Bỉ. Vậy hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có thể xảy ra ở Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào