Tranh chấp lao động cá nhân có bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở hay không?
Theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 168 và khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) thì:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở:
Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
đ. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Như vậy, trường hợp tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương của bạn bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại cơ sở thì sau đó Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc Tòa án nhân dân huyện ra Quyết định đình chỉ vụ án là tuân thủ đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007).
Thư Viện Pháp Luật