Tuyên truyền giải thích về phá sản HTX
Để giải quyết tình huống trên đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND và UBND cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với HTX.
Theo tình huống nêu trên, Chủ tịch UBND xã N cần giải quyết những vấn đề như sau:
Thứ nhất, giải tán đám đông đứng tụ tập làm mất trật tự công cộng trước cửa UBND xã. Trước đám đông đang bức xúc thì Chủ tịch UBND xã N cần xuất hiện trước công chúng, trực tiếp mời một số người đại diện vào phòng tiếp công dân để làm việc và tìm hiểu thêm về tình hình của HTX cũng như yêu cầu, nguyện vọng của xã viên; sau đó hẹn lịch làm việc tiếp theo để trả lời yêu cầu, đề nghị của họ.
Thứ hai, HTX Liên kết đã có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản. Xã viên HTX đang rất lo lắng về quyền lợi của mình nên họ mong muốn có sự can thiệp của chính quyền cơ sở là chính đáng. Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003, phạm vi trách nhiệm của UBND xã N là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX cho xã viên và Chủ nhiệm HTX; UBND xã không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của ông Lượng và các xã viên. Do đó, Chủ tịch UBND xã N cần phải tiến hành những việc sau:
- Trả lời đơn của ông Lượng, trong đó nêu rõ phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của UBND xã;
- Hướng dẫn ông Lượng làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2004. Cần lưu ý xã viên những vấn đề sau:
+ Cử người đại diện nộp đơn: Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Luật Phá sản xác định để cử người đại diện hoặc thông qua đại diện Công đoàn nộp đơn. Nếu trường hợp cử người đại diện thì phải được quá nửa số người lao động trong HTX tán thành bằng việc bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;
+ Nội dung đơn.
Về cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HTX bị phá sản: Căn cứ vào Điều 7 Luật Phá sản thì đại diện xã viên HTX gửi đơn đề nghị đến Tòa án nhân dân huyện X yêu cầu mở thủ tục phá sản HTX Liên Kết.
Thư Viện Pháp Luật