Tôi có một vài điều mong hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp. Tôi đã lập gia đình năm 2008 và có hai con gái sn 2009 và 2011, nhưng đến cuối năm 2013 chúng tôi đã ly hôn. Về con chung thì cho đến thời điểm ly hôn theo quyết định của tòa án TP thì mỗi người trực tiếp chăm nuôi một cháu, tôi trực tiếp chăm nuôi cháu lớn, vợ tôi là người trực tiếp chăm nuôi cháu nhỏ. Nhưng sau một thời gian cho đến tháng 10/2014 tôi đã làm đơn xin thay đổi quyền nuôi con vì vợ cũ tôi đã không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cháu, nhưng không được tòa án cấp sơ thẩm chấp thuận. Nay tôi lại làm đơn xin phúc thẩm và đã được tòa án cấp phúc thẩm thụ lý ngày 02/03/2015 để đưa ra xét xử. Nay tôi có một vài điều mong muốn được hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp: 1. Vợ cũ tôi không thực hiện việc trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu mà để cho cháu ở với ông bà ngoại, còn bản thân lại bỏ đi Thái Nguyên làm việc, như vậy có phải cô ấy đã không thực hiện đúng với quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn là "trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng" hay không? Nếu đúng vậy thì có điều luật nào quy định về việc thực hiện không đúng quyết định tòa án hay không? và như thế nào? 2. Trong thời gian chờ cấp phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử thì tôi có thể đón cháu về chăm sóc và nuôi dưỡng không khi mà mẹ cháu đã vẫn không trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu theo quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn không? 3. Để tôi được đón cháu nhỏ về chăm sóc và nuôi dưỡng cháu cùng với chị gái của cháu hiện đang chung sống với tôi thì tôi phải làm thế nào để khi phiên xét xử cấp phúc thẩm tiến hành tôi hoàn toàn được chấp thuận??? Tôi xin chân thành cảm ơn hội đồng luật sư Dân Luật đã tư vấn giúp tôi.
1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì để đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con thì tòa án có quyền quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
2. Vì vậy, để đảm bảo thắng kiện thì bạn phải xuất trình được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh rằng vợ bạn không trực tiếp chăm sóc con và việc đó ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và điều kiện học tập của con.
3. Trong thời gian chờ tòa án giải quyết thì bạn không có quyền bắt con mang đi.