Tranh chấp tài sản thế chấp

Ngày 15/10/15 một khách hàng cá nhân  có khoản vay ngắn hạn từng lần đang có nợ quá hạn trên 360 ngày với dư nợ 2 tỷ đồng, và lãi treo 300 triệu đồng. Tài sản đảm bao là bất động sản do bên thứ 3 thế chấp để bảo lãnh cho người trên vay  vốn tại ngân hàng. bất động sản này thuộc sở hữu của nhiều người thừa kế khác theo luật định, và đã ủy quyền hợp pháp cho người đứng tên trên hợp đồng thế chấp, nhưng thời hạn ủy quyền là  5 năm với ngày hết hiệu lực là 30/12/15 . Nhà quản trị quyết định đưa vụ việc ra tranh chấp với người thế chấp đòi bán tài sản để thu hồi nợ trong điều kiện người vay đã rời khỏi nơi cư trú, và ngân hàng không liên lạc được nhưng ko rõ nguyên nhân .  Vậy Ngân hàng sẽ gặp rủi ro như thế nào khi đưa vụ việc ra tranh chấp tại tòa, vụ tranh chấp này sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự ( đối với bên vay và bảo lãnh) hay chỉ là tranh chấp dân sự.

Chào bạn!

Vay tài sản là là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu người vay tiên bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới có thể bị xử lý hình sự. Trong các hợp đồng tín dụng có biện pháp đảm bảo bằng thế chấp tài sản thì việc người vay tiền vắng mặt khỏi nơi cư trú rất khó chứng minh mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản bởi đã có tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Trong giao dịch thế chấp nêu trên thì ngân hàng đang gặp rủi ro bởi thời hạn ủy quyền thế chấp sắp hết. Nếu hết thời hạn ủy quyền thì hợp đồng thế chấp đó có thể bị tòa án tuyên hết hiệu lực, khi đó khoản vay trên sẽ thành vay không có bảo đảm, những người sở hữu tài sản thế chấp có toàn quyền định đoạt khối tài sản đó mà không phụ thuộc vào nghĩa vụ trả nợ của bên vay tín dụng.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào