Tôi làm tại bộ phận Tín dụng của Ngân hàng Thương mại. Tôi đang gặp một vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản của khách hàng như sau. Rất mong ban tư vấn hỗ trợ tôi về mặt pháp lý. Nội dung cụ thể như sau: Hai vợ chồng Khách hàng A đến vay vốn để mua nhà dự án tại Ngân hàng (nhà dự án chưa có sổ đỏ). Ba bên Ngân hàng - chủ đầu tư dự án - hai vợ chồng khách hàng đã có thỏa thuận ba bên về việc cho vay hỗ trợ mua nhà, thế chấp nhà dự án. Tuy nhiên, sau một thời gian vay và trả dần nợ tại Ngân hàng, do mâu thuẫn nội bộ, cụ thể: người chồng cho rằng tài sản - ngôi nhà- do công sức của người chồng và một người bạn làm ra nên không muốn người vợ có quyền lợi hay nghĩa vụ liên quan. Người vợ khai báo rằng chị không làm ra tiền nên cũng đồng ý đó là tài sản riêng của người chồng. Vì vậy hai vợ chồng khách hàng muốn làm thủ tục: Người vợ ủy quyền hoàn toàn cho người chồng chịu trách nhiệm tiếp tục trả nợ tại ngân hàng và các quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến căn hộ. Tức là người vợ không còn quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nữa. Bên công chứng và luật sư của khách hàng tư vấn là có thể làm ủy quyền này, miễn là có xác nhận cụ thể của Ngân hàng. Trong trường hợp này, tôi muốn hỏi như sau: 1. Trong hôn nhân, việc một bên từ chối quyền lợi và nghĩa vụ với tài sản chung bằng hình thức ủy quyền như vậy có được phép không? Hoặc có hình thức nào khác? Trong trường hợp người chồng vỡ nợ muốn người vợ được miễn trách mà dùng ủy quyền như vậy có được không?Nếu có thể kính mong quý luật sư cho biết văn bản nào và điều luật nào liên quan? 2. Đối với Ngân hàng: Ngân hàng có được phép từ chối ủy quyền của Khách hàng hay không? 3. Hiệu lưc của ủy quyền như trên (giả định ủy quyền là được phép) cụ thể như thế nào? Nếu phát sinh tranh chấp, nợ xấu, kiện tụng ... người vợ có được miễn trách hoàn toàn hay không? 4. Bên chủ đầu tư có vai trò gì trong việc ủy quyền này hay không?
Do 2 vợ chồng đã có thỏa thuận về tài sản riêng nên người vợ có thể ủy quyền định đoạt phần tài sản trên cho chồng mình, tất nhiên cả quyền sở hữu và nghĩa vụ trả nợ. Từ đây, trách nhiệm thuộc về người chồng và bên cho vay ( tài sản thế chấp hợp pháp hay không, giá trị thế nào, khả năng trả nợ v.v...), người vợ đương nhiên miễn hoàn toàn quyền và nghĩa vụ, trừ khi hợp đồng cho vay ban đầu có một số ràng buộc cụ thể ( ví dụ người vợ là người lao động chính, có thu nhập cụ thể hoặc người vợ là chủ doanh nghiệp, đối tác với ngân hàng hay có thể là đối tượng được giải quyết ưu tiên mua nhà v.v...).