Thưa luật sư! Cách đây khoảng 1 tuần, ông nội em trong lúc nóng giận đã ko suy nghĩ kĩ và cho gọi người bán đất mà không hỏi ý kiến người thân, con cháu. Người mua là gia đình chú Hải, con của 1 người quen ông bà em. Sau khi 2 bên thỏa thuận miệng giá bán là 270 triệu VNĐ, ông nội em đã đưa sổ đỏ cho gia đình chú Hải đi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình đó, giữa 2 bên không hề làm giấy tờ đặt cọc hay hợp đồng mua bán gì cả. Nay chuyện đến tai con cháu, mọi người đều thống nhất là không cho ông bán đất, lấy chỗ để mai sau ông bà mất đi thì làm nhà thờ các cụ và ông bà. Ông nội em cũng đã đồng ý là không bán đất nữa. Sau khi trao đổi với bên mua là gia đình chú Hải, gia đình em có đặt vấn đề xin lại sổ đỏ và bồi thường toàn bộ chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà gia đình chú Hải đã bỏ ra. Gia đình chú Hải có báo lại rằng chi phí tổng cộng đến thời điểm này hết 5 triệu VNĐ. Vậy luật sư cho em hỏi một số điều như sau ah: 1. Ông bà em năm nay đều đã ngoài 80, muốn bán đất thì có cần phải có sự thống nhất đồng ý của con cái hay không ah? 2. Toàn bộ quá trình mua bán đều không có hợp đồng hay giấy tờ đặt cọc có chữ ký của 2 bên, vậy việc mua bán này có hợp lệ không ah? Bên mua có làm được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ah? 3. Các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những gì ah? Chi phí cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cụ thể là bao nhiêu ah? 4. Nay gia đình em muốn lấy lại sổ đỏ thì có những căn cứ pháp lý nào ah? Trên đây là những vấn đề em hi vọng được các luật sư giúp đỡ giải đáp! Em xin chân thành cảm ơn!
Chào Phong_Linh!
Theo quy định của Luật Đất đai, Luật hôn nhân và gia đình thì nếu thửa đất em nêu là tài sản chung của ông, bà nội em thì việc quản lý sử dụng, định đoạt - chuyển nhượng sẽ phải có sự đồng ý của cả ông và bà em mới phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp thửa đất này là tài sản của hộ gia đình thì tất cả thành viên trong hộ gia đình có quyền ngang nhau trong việc quản lý sử dụng, định đoạt và khi chuyển nhượng quyền sử dụng thì mọi thành viên trong hộ đó đều có quyền tham gia ký kết giao dịch hợp đồng.
Về thủ tục thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý.
Nếu hình thức và nội dung của hợp đồng không đúng pháp luật thì cơ quan chức năng sẽ không thực hiện các thủ tục như chuyển tên người sử dụng đất...
Hiện tại theo hướng dẫn của TANDTC thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là đối tượng để khởi kiện vụ án dân sự, nên việc đòi lại Giấy chứng nhận là những sự thỏa thuận của các bên liên quan.
Đó là một số thông tin tư vấn cơ bản cho trường hợp của em, nếu còn vướng mắc em có thể tiếp tục hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với các luật sư để được tư vấn hướng dẫn chi tiết phù hợp với sự việc em nêu./.
Chúc em mạnh khỏe và thành công!