Lao động nữ bị xúc phạm thì phải làm gì?

Chào Luật Sư, Bạn em là lao động nữ làm việc trong 1 cty nước ngoài, nhưng bị sếp (nữ) xúc phạm danh dự phẩm chất phụ nữ bằng lời nói, áp đặc và gây sức ép trong 1 thời gian. Đến lúc không chịu nổi thì đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động (Không thời hạn). Và cũng viết email gửi tất cả mọi người về việc nghỉ, và lý do muốn nghỉ việc. Nhưng không có ai trả lời và xin lỗi chính thức. Bây giờ cty gọi lên đòi bồi thường thiệt hại nghỉ không báo trước. (Em cũng không biết số tiền này được tính thế nào) Trả tiền thi họ mới cho lấy sổ BHXH. -Ban em dự định bỏ luôn sổ BHXH và làm sổ mới.   Xin cho em biết cty họ làm vậy có đúng không. Trường hợp bạn em có phải là Điều 37(c) và điều 111 không?

 Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động ( Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động) quy định:

..........

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

Như vậy, cho dù lãnh đạo là nữ thì cũng có trách nhiệm tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người lao động. Mọi hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phảm của người lao động dù là nam hay nữ thì cũng là vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, người lao động nên chọn giải pháp là đấu tranh để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình chứ ko nên là nghỉ việc vì như thế thì người sử dụng  lao động càng có thêm cơ hội đển làm tới mà không nhận thức được hành vi sai trái của mình.

Lưu ý rằng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động không đồng nghĩa với hành vi cưỡng bức lao động dẫn đến việc người lao động phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp nếu đã đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bhải chấp hành đúng quy định và đến công ty để giải quyết mọi chế độ, trách nhiệm. Trường hợp đơn vị ko chịu giải quyết thì cơ đơn thư gởi đến cơ quan lao động thương binh xã hội để nhồ can thiệp hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động nữ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào