Người thừa kế theo pháp luật chết trước thời điểm chia thừa kế?
- Thứ nhất: đối với di sản của ông A. Ông A chết năm 2010, vợ chồng ông A, bà B có mảnh đất chung trị giá 10 tỉ. QSD mảnh đất này sẽ được chia đôi (mỗi người 5 tỉ), 1 nửa cho bà B, còn 1 nửa của ông A sẽ là di sản thừa kế.
Trường hợp ông A chết nhưng có để lại di chúc, di sản của ông A sẽ được chia theo di chúc. Trường hợp, ông A chết ko để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp, di sản thừa kế của A được chia theo pháp luật cho những người thừa kế thưộc hàng thứ nhất.
Những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS).
Khi đó, những người được hưởng di sản là B, M, AB1, AB2. Những người này sẽ hưởng phần di sản bằng nhau (di sản của A chia đều cho 4 người).
- Thứ hai, năm 2013, bà M qua đời. Trường hợp bà M chết mà có để lại di chúc, thì tài sản của M cũng sẽ được chia theo di chúc.
Trường hợp, M chết nhưng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế của M cũng được chia theo pháp luật, và những người thừa kế của M sẽ là M1, M2 (do M1, M2 là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của M)
Thư Viện Pháp Luật