Hỏi hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Đây là một việc phức tạp, chồng chéo nhiều mối quan hệ.
Thứ nhất
Về việc lập Hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng thửa đất, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc đặt cọc như sau:
Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo quy định của Điều 358 thì rõ ràng việc đặt cọc nhằm mục đích hướng tới việc giao dịch là chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất. Việc đặt cọc cũng phải có thời gian nhất định - thời gian này đã được cha mẹ em và người đó thỏa thuận là 6 tháng. Sau 6 tháng các bên không thực hiện giao dịch thì không còn giá trị của việc đặt cọc nữa khi đó nếu lỗi thuộc về người mua thì người mua bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại nếu lỗi thuộc về người bán - người chuyển nhượng thì người chuyển nhượng phải trả lại tiền cọc và bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.
Thứ hai
Trường hợp này của gia đình em còn liên quan tới việc giao dịch dân sự khác là việc vay mượn tài sản, về nguyên tắc có vay thì phải có trả, nếu đến thời hạn thanh toán mà không trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện vụ án dân sự để lấy lại số tiền đã cho vay.
Thư Viện Pháp Luật