Xin hỏi về chế độ lương khoán và các chế độ của luật pháp liên quan khi làm việc với hình thức này.

Tôi hiện đang làm tại một công ty 100% vốn nước ngoài về thủy sản. Công ty trả lương cho công nhân theo chế độ lương khoán. Nhưng công ty không hề đưa rõ chế độ khoán cũng như đơn giá cho khối lượng làm việc chi tiết cho công nhân, cùng một số vấn đề khác tôi nghĩ rất bất hợp lý, mong luật sư giải đáp giúp: 1. Làm việc với chế độ lương khoán thì người sử dụng lao động có phải đưa ra đơn giá chi tiết về khối lượng công việc hay sản phẩm hoàn thành với người lao động không? 2.  Tôi tìm hiểu trong Thông-tư-14-2003-TT-BLDTBXH và ND114-2002-NDCP nhưng chưa hiểu rõ về chế độ trả lương cho người lao động làm với hình thức lương khoán, khi làm việc tăng ca, hoặc làm vào ngày nghỉ trong tuần (ngày chủ nhật) có được tính lương giống như lương theo thời gian hay lương sản phẩm (x 1,5 hay x 2 hay x 3) không? Bởi vì công ty tôi không hề áp dụng cách tính này cho người lao động trong khi phải làm việc bình thường hàng ngày là 10 tiếng, tăng ca thường xuyên. 3. Đối với chế độ trả lương khoán thì người lao động có được hưởng những ngày nghỉ theo luật không? (24h một tuần, 1 tháng ít nhất 4 ngày nghỉ). Bởi vì công ty tôi đang làm hiện tại áp dụng chế độ 1 tháng phải làm 28 ngày công mới đủ chuyên cần, 1 tháng chỉ được nghỉ 2 ngày chủ nhật. 4. Nếu như công ty tôi đang làm áp dụng những chế độ sai Luật thì người lao động chúng tôi có nên gửi yêu cầu tới Bộ LĐTBXH để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi không? Và trình tự như thế nào?   Mong nhận được giải đáp từ Luật sư trong thời gian sớm nhất.  Cảm ơn Luật sư đã đọc!

1. Việc xây dựng thang bảng lương theo khoán sản phẩm hoặc khối lượng công việc do đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thông qua tổ chức công đoàn .

2. Theo quy định vẫn nghĩ đủ ngày ( 8 giờ/ ngày và 48 giờ /  tuần ) nhưng nếu làm thêm giờ thì Người sử dụng LĐ phải thỏa thuận với người lao động theo nguyên tắc tự nguyện và tuân thủ pháp luật ( mỗi năm số giờ làm thêm không vượt quá 200 giờ).

3. Lương khoán cũng phải xây dựng theo quy định luật lao động đảm bảo giờ nghỉ tái tạo sức lao động cho NLĐ.

4. Trường hợp có sai phạm trong việc áp dụng, Người  LĐ có quyền khiếu nại Phòng LĐTBXH quận huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào