Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022: Giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính?
- Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 đã giải đáp vướng mắc trong các lĩnh vực nào?
- Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
- Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?
- Xử lý như thế nào khi người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh?
Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 đã giải đáp vướng mắc trong các lĩnh vực nào?
Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính và công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 đã giải đáp thắc mắc về trường hợp phạm tội lần đầu đối với người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi như sau:
Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích. Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu.
Theo đó, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu.
Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022: Giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính? (Hình từ Internet)
Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 đã giải đáp thắc mắc về trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự thì:
1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP nêu trên, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.
Theo đó,
- Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
- Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật
Đồng thời, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.
Xử lý như thế nào khi người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 đã giải đáp về việc xử lý khi người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh như sau:
Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ Luật Hình sự hay tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?
Trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo đó, trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Phạm Văn Quốc