Phạm tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam quy định tại khoản 2 điều 222 BLHS
Khoản 2 điều 222 chỉ quy định một trường hợp cụ thể phạm tội, đó là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng
Cũng như đối với các tội phạm khác trong chương này, trong khi chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà bi phạm các quy định về hàng không của nước CHXHCN Viêt Nam nên có thể vận dụng thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối ca, Bộ công an, Bộ tư pháp ( sau đây viết tắt là thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1990 đối với các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước CHXHCNVN là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất đã gây ra cho Việt Nam cụ thể là:
- Làm chết một người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật mội người từ 31% đến 60%.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61 % đến 100%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60 % và còn gây thiệt hại vè tài ssane có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
- Gây thiệt hai về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản thì thực tiễn cho thấy có thể còn hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội,…Trong các trường hợp này tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 222, nếu người phạm tội thực hiện hành vi do vô ý, hậu quả gây ra tuy là nghiêm trọng nhưng mức độ thấp hơn trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng khác ( gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng), có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mcs độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc bị phạt dưới hai năm tù.
Nếu người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý, hậu quả gây ra ở mức độ lớn hơn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác ( gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bà đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 0% đến 60%), có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
Thư Viện Pháp Luật