Tự chia tài sản thừa kế có đúng luật hay không?

Bố mẹ tôi có một ngôi nhà tại phố cổ Hà Nội. Mẹ tôi chết năm 2002 có để lại di chúc nhưng do tự viết nên di chúc có một số lỗi về pháp lý nên không hợp pháp. Bố tôi chết năm 2008 , bố tôi có di chúc hợp pháp ngôi nhà chia cho 4 anh em chúng tôi, còn hai người anh đã chết và các cháu không có tên trong di chúc. Tôi xin hỏi chúng tôi không muốn khởi kiện ra tòa mà tự chia thì chia như thế nào cho đúng luật . Đào Công Tự (Hoàn Kiếm)

Tài sản của bố mẹ anh được xác định là tài sản chung của hai người. Trong trường hợp mẹ anh chết trước, do di chúc không hợp pháp nên khi chia tài sản phải chia theo luật như vậy ½ ngôi nhà (phần của mẹ anh) được chia cho tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất theo điều 676 - Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa  kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ con đẻ, con nuôi của người chết được hưởng thừa kế. Trong hàng thừa kế thứ nhất có hai người con của người để lại di sản đã chết thì những người cháu của người để lại di sản được hưởng; quy định tại điều 677 - Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế thế vị, cụ thể 1/2 ngôi nhà đó được chia cho bố anh và 4 anh em anh và 2 phần của người thừa kế thế vị  (7 phần).

Phần  tài sản của bố anh cộng thêm phần được hưởng 1/7 tài sản của mẹ anh mang chia cho bốn anh em được hưởng theo di chúc. Trong trường hợp bố anh có di chúc từ chối nhận phần di sản của mẹ anh thì chỉ được chia ½ tài sản phần của bố anh cho bốn anh em theo di chúc. Việc chia tài sản phải được lập bằng văn bản, đúng thủ tục pháp luật.

Khi chia tài sản thừa kế không nhất thiết phải khởi kiện ra tòa án, khởi kiện là việc làm vạn bất đắc dĩ, vừa tốn tiền vừa mất thời gian. Nhà nước khuyến khích người dân tự dàn xếp, hòa giải, khi chia tài sản thừa kế và giải quyết tranh chấp.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào