Các vấn đề phát sinh trong di chúc

Chào luật sư,Tôi có thắc mắc mong đựơc giải đáp như sau: Gia đình tôi có 6 anh chị em, 5 ngừơi còn lại đã có nhà riêng, tôi là con gái út sống cùng cha mẹ trong căn nhà của cha mẹ. Cha tôi mất vào tháng 2 năm nay ( năm 2013) có để lại di chúc cho tôi căn nhà này và tờ di chúc đựơc cả cha và mẹ đồng ý kí tên. Hiện tôi đang sống cùng mẹ. Luật sư cho tôi hỏi 1. Căn nhà do cha tôi đứng tên, giờ cha tôi mất với tờ di chúc tôi có thể sang tên cho mình chưa hay đến khi mẹ tôi mất tôi mới là ngừơi thụ hưởng hợp pháp? 2. Mẹ tôi có thể sửa đổi, hủy tờ di chúc để lại căn nhà cho anh chị em khác ko? Chân thành cảm ơn quý luật sư

1. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Trường hợp cha bạn đã mất, di chúc do cha bạn để lại có chữ ký của mẹ bạn được xác định là di chúc chung của cha mẹ bạn thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mẹ bạn mất. Như vậy, bạn chưa đủ điều kiện để thực hiện việc sang tên căn nhà cho bạn được.

2. Cha bạn đã mất, phần di sản của cha bạn để lại cho bạn thừa kế đã có hiệu lực pháp luật, phần tài sản của mẹ bạn chưa phát sinh hiệu lực pháp luật về thừa kế.

Theo Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng như sau:

"1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".

Như vậy, mẹ bạn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mẹ bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào