Quấy rối người tiêu dùng bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hành vi Quấy rối người tiêu dùng (NTD) là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với NTD để về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Khoản 2 Điều 10 Luật này quy định một trong những hành vi cấm: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng
Điều 22 Nghị định 19/2012 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD quy định "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng tới 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi sau:
- Quấy rối NTD thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái ý muốn của NTD từ 2 lần trở lên
- Có hành vi gây cản trở ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của NTD
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
Thẩm quyền xử phạt:
- Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh
- Chủ tịch UBND các cấp
- Lực lượng quản lý thị trường…<
Thư Viện Pháp Luật