Nhân chứng có bị triệu tập hay không?
Thuật ngữ “triệu tập” là một động từ dùng trong tố tụng của Việt Nam thể hiện hành vi của đại diện cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu một công dân đến trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng để làm việc. Thuật ngữ“ triệu tập” đi liền với danh từ khác như người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hoặc là bị can, bị cáo,... thì tư cách người tham gia tố tụng của người bị triệu tập được xác định ở danh từ đi liền với động từ “triệu tập” vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng không hề có từ ngữ xúc phạm ông. Trong tất cả các trường hợp triệu tập đều phải có giấy triệu tập, giấy triệu tập phải phù hợp địa vị pháp lý người bị triệu tập, ghi rõ họ tên, chỗ ở của người cần triệu tập, ngày giờ, tháng, năm, địa điểm gặp, gặp ai...
Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người bị triệu tập hoặc thông qua chính quyền phường xã, thị trấn hoặc cơ quan nơi công tác của người nhân chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng cần triệu tập. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để người làm chứng thực hiện nghĩa vụ công dân.
Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát triệu tập đúng luật (điều 139 - Bộ luật Tố tụng hình sự) nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của nhân chứng gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng. (Việc ra quyết định dẫn giải nhân chứng sẽ tuân thủ một trình tự pháp luật riêng).
Có những trường hợp không nhất thiết phải triệu tập nhân chứng đến trụ sở cơ quan điều tra thì điều tra viên, kiểm sát viên có thể lấy lời khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của nhân chứng nhưng phải tuân thủ điều 135 - Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thư Viện Pháp Luật