Nghĩa vụ trả nợ vay
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo thông tin bạn cung cấp thì cha bạn và người vay đã có quan hệ cho vay với thời gian vay là 1 năm có lãi suất. Bạn không nói là có hợp đồng vay không nhưng theo thông tin trên thì hai bên có quan hệ vay tiền không có thế chấp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tài sản chỉ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khi đó là tài sản được bên vay cầm cố, thế chấp với bên cho vay (còn gọi là tài sản để đảm bảo bảo đảm). Tại điều 342 Bộ luật Dân sự về thế chấp tài sản
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp bạn nêu, máy cắt lúa liên hợp KUBOTA không được hai bên lựa chọn để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, bố của bạn không được quyền bán tài sản trên để thu hồi nợ. Việc chiếm giữ máy cắt lúa của bố bạn có thể cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điều 141 BLHS.
Để giải quyết trường hợp nêu trên, bạn có thể áp dụng quy định của Bộ luật TTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011) để nộp đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật