Nhờ luật sư tư vấn! Cty em hiện tại có trường hợp bị tại nạn lao động thuộc mức trên 10% đến dưới 81%. Bạn đó bị từ tháng 3/2012. Đến nay hỏi bạn thì đã không còn đi khám nữa. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ cho bạn theo yêu cầu pháp luật gồm: 1. Những loại phụ cấp, hỗ trợ theo qui định luật Bảo hiểm xã hội. 2. Công ty phụ cấp, hỗ trợ theo hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động với đơn vị bảo hiểm. 3. Thanh toán đầy đủ lương và phụ cấp hàng tháng cho người lao động đến thời điểm hiện tại. 4. Liên hệ hỗ trợ chi phí làm bàn tay giả cho người lao động (đang trong quá trình thực hiện) Vậy cho em hỏi môt số vấn đề sau, vì em tìm hiểu các văn bản pháp luật em chưa thấy rõ những qui định về các vấn đền sau: 1. Thời gian điều trị tai nạn lao động là bao lâu? 2. Hiện tại như đã nói thì bạn đã lành hẳn, không đi khám nữa. Tuy nhiên một phần do mặc cảm, chưa quen với hoàn cảnh mới nên bạn chưa muốn đi làm lại dù công ty vẫn sẽ sắp xếp công việc phù hợp. Như vậy không lẽ công ty phải trả lương và phụ cấp mãi trong thời gian bạn ở nhà sao? Vì người lao động chỉ cần biết là công ty có trả lương nên có suy nghỉ ở nhà cũng có lương nên không muốn vào làm. 3. Khi bạn vào làm thì vẫn áp dụng như nhân viên bình thường phải không? Nghĩa là nếu đi làm mà nghỉ phép, nghỉ không lương thì vẫn trừ vào lương, phụ cấp như nhân viên bình thường phải không? Như vậy thì càng làm cho người lao động thấy được là nghỉ ở nhà thì tốt hơn, vì có lương nhưng không bị trừ gì hết? 4. Làm thế nào để xác minh được người lao động đã bình phục hoàn toàn và phải đến công ty làm việc? Những vấn đề này trong luật không rõ ràng. Như vậy cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xin luật sư tư vấn thêm. Cảm ơn luật sư
1. Thời gian điều trị bệnh không quá 6 tháng đối với hợp đồng xác định thời hạn là mốc thời gian áp dụng cho NLĐ điều trị chữa bệnh nếu vượt quá thời hạn này đơn vị sử dụng LĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ.
2. Sau khi điều trị do tai nạn LĐ đã bình phục, người sử dụng LĐ nếu xét thấy NLĐ còn khả năng LĐ thì tái bố trí công việc mới phù hợp với khả năng và sức khỏe cho người LĐ.
3. Tất nhiên người LĐ trở lại làm việc sau khi điều trị tai nạn LĐ thì vẫn là lao động bình thường và hưởng mọi chế độ của đơn vị đó.
4. Giấy điều động hoặc bố trí việc làm mới là cơ sở để người LĐ sau điều trị tai nạn LĐ tiếp tục làm việc.