Tranh chấp đất đai không có di chúc
Thứ nhất: bạn hỏi bà nội của bố bạn có phải là người thừa kế thứ nhất hay không? Theo quy định của pháp luật bà nội của bố bạn là người thừa kế thộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, việc có phải là người thừa kế duy nhất hay không thì liên quan đến nhiều yếu tố.
Nếu hôn nhân của ông cố vào các bà cố được công nhân là hôn nhân hợp pháp thì. Di sản của ông cố sẽ được chia cho hàng thừa kết thứ nhất gồm hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố (vợ lớn của ông cố) mất thì bà nội bố bạn là người thừa kế duy nhân di sản của bà cố. Còn bà cố thứ hai mất do không có con nên không có hàng thừa kế thứ nhất vì vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ hai hưởng di sản thừa kế của bà ấy.
Đối vơi mảnh đất của ông cố với các dữ kiên bạn đưa ra theo tôi vì đây là cuộc hôn nhân tư ngày xưa vì vậy pháp luật hội ấy có thể công nhận chế đội hôn nhân đã thê do đó khi ông cô chết mảnh đất của ông được chia cho ba người thừa kế đó là hai bà cố và bà nội bố bạn.
Khi bà cố thứ nhất chết bà nội bố bạn được thừa kế toàn bộ tài sản của bà cố thứ nhất vì vậy bà nội bố bạn được 2/3 mảnh đất đó. Còn 1/3 mảnh đất thuộc quyền thừa kế của bà cố thứ hai. Khi bà cố thứ hai chết không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên các người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bà ấy được hưởng.
Như vậy, theo tôi bà nội bạn chỉ được 2/3 mảnh đất hiện tại mà thôi.
Tất cả những đề cập trên chi là giả thiết sự việc của bạn nêu ra tương đối phức tạp cần phải đối chiếu quy định của pháp luật qua từng thời kỳ vì vậy bạn cần phải cung cấp các thông tin dữ liệu đầy đủ mới có thể tư vấn chính xác được.
Còn đối với việc yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết bạn có thể bảo bà nội bố bạn viết đơn lên Chủ tịch UBND huyện nơi có mảnh đất để giải quyết. Việc cấp GCNQSĐ không thuộc thẩm quyền của UBND xã.
Một vài trao đổi về vấn đề bạn quan tâm, chúc bạn sớm hoàn thành thủ tục giúp bà nội của bố bạn.
Thư Viện Pháp Luật