Thu hồi tài sản do phạm tội mà có đã bị tiêu thụ!
Chào bạn, nội dung bạn hỏi tôi tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 119 bộ luật TTHS 2003
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Như vậy căn cứ vào điểm D khoản 3 Điều 119 Bộ luật TTHS 2003 thì việc gia hạn điều tra lần thứ 3 thuộc về cơ quan VKSNDTC, trường hợp VKSNDTC không gia hạn điều tra lần 3 thì vụ án nếu thấy có đầy đủ chứng cứ buộc tội CQĐT sẽ làm kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố các bị can ra xét xử. Nếu không có căn cứ phạm tội thì CQĐT ra kết luận điều tra không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Đối với tài sản được hình thành do phạm tội mà có hoặc tài sản liên quan đến tội phạm, CQĐT và VKS sẽ phải kê biên để tránh các bị can tẩu tán tài sản. Nếu có quan nào làm sai trong việc kê biên tài sản, dẫn đến mất mát hoặc không thu hồi được tài sản thì phải bồi thường, các cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Đối với các tài sản đã bị tẩu tán, Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật, việc bồi thường cho bị hại có thể thực hiện ở giai đoạn điều tra hoặc trong suốt quá trình tố tụng.
Đối với tài sản là tang vật của vụ án là của bị can và được bị can sử dụng để làm công cụ, phương tiện phạm tội thì phải tích thu, sung công, tuy nhiên nếu tài sản bị can lừa đảo của người khác thì trả lại cho người bị hại theo quy định của pháp luật. CQĐT có quyền yêu cầu bị can khắc phục hậu quả cho người bị hại để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Việc khắc phục hâu quả sẽ do bị can tự nguyện hoặc theo thỏa thuận giữa bị can và người bị hại nhưng phải trên cơ sở phù hợp với pháp luật. Hiện nay vụ án đã được xét xử sơ thẩm, theo quy định của bộ luật TTHS 2003 các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa sơ thẩm tuyên án. Nếu có căn cứ cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm, cũng như khi không đồng ý với bản án của Tòa án thì các bị hại có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm.
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
B) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Như vậy căn cứ vào điểm D khoản 3 Điều 119 Bộ luật TTHS 2003 thì việc gia hạn điều tra lần thứ 3 thuộc về cơ quan VKSNDTC, trường hợp VKSNDTC không gia hạn điều tra lần 3 thì vụ án nếu thấy có đầy đủ chứng cứ buộc tội CQĐT sẽ làm kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố các bị can ra xét xử. Nếu không có căn cứ phạm tội thì CQĐT ra kết luận điều tra không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Đối với tài sản được hình thành do phạm tội mà có hoặc tài sản liên quan đến tội phạm, CQĐT và VKS sẽ phải kê biên để tránh các bị can tẩu tán tài sản. Nếu có quan nào làm sai trong việc kê biên tài sản, dẫn đến mất mát hoặc không thu hồi được tài sản thì phải bồi thường, các cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Đối với các tài sản đã bị tẩu tán, Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật, việc bồi thường cho bị hại có thể thực hiện ở giai đoạn điều tra hoặc trong suốt quá trình tố tụng.
Đối với tài sản là tang vật của vụ án là của bị can và được bị can sử dụng để làm công cụ, phương tiện phạm tội thì phải tích thu, sung công, tuy nhiên nếu tài sản bị can lừa đảo của người khác thì trả lại cho người bị hại theo quy định của pháp luật. CQĐT có quyền yêu cầu bị can khắc phục hậu quả cho người bị hại để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Việc khắc phục hâu quả sẽ do bị can tự nguyện hoặc theo thỏa thuận giữa bị can và người bị hại nhưng phải trên cơ sở phù hợp với pháp luật. Hiện nay vụ án đã được xét xử sơ thẩm, theo quy định của bộ luật TTHS 2003 các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa sơ thẩm tuyên án. Nếu có căn cứ cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm, cũng như khi không đồng ý với bản án của Tòa án thì các bị hại có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm.
Thư Viện Pháp Luật