Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu

Mẹ của em bị bệnh tiểu đường vào trực tiếp bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu, mà không làm thủ tục chuyển viện. Sau khi điều trị thì BHYT chỉ thanh toán 30%?. Như vậy có đúng không?. Nhưng sao trong luật BHYT nếu trường hợp cấp cứu thì được thanh toán hết. Khi chuyển cấp cứu trực tiếp (không chuyển viện) thì mình phải làm gì để được hưởng 100%?. Thêm nữa mẹ em có giấy hẹn tái khám của bệnh viện, nếu đi tái khám cũng tại bệnh viện Trung Ương Huế thì BHYT thanh toán bao nhiêu phần trăm?.

Theo quy định hiện hành thì người có thẻ BHYT khi đi KCB không phải trường hợp cấp cứu mà đi KCB trái tuyến, vượt tuyến được quỹ BHYT thanh toán 30% chi phí KCB theo quy định đối với bệnh viện hạng I; 50% chi phí KCB đối với bệnh viện hạng II và 70% chi phí KCB đối với bệnh viện hạng III. Vì vậy, trường hợp của mẹ bạn nếu không phải cấp cứu mà đến thẳng bệnh viện Trung ương Huế điều trị thì được BHYT thanh toán 30% chi phí KCB là đúng quy định. Nếu mẹ bạn bị cấp cứu vào viện thì trước khi ra viện mẹ bạn phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giầy tờ tùy thân có ảnh để được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT ngay tại bệnh viện.
 
 
Trường hợp mẹ bạn có giấy hẹn tái khám do bị mắc các bệnh mãn tính cần điều trị dài ngày nằm trong danh mục được Bộ Y tế quy định thì khi KCB theo giấy hẹn được coi là KCB đúng tuyến và được hưởng đầy đủ quyền lợi KCB theo quy định./.  

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào