Việc cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân được pháp luật cư trú quy định như thế nào

Việc cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân được pháp luật cư trú quy định như thế nào?

Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân có giá trị như sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, chỉ khác nhau ở chỗ sổ hộ khẩu cấp cho gia đình được cấp cho nhiều người trong một gia đình, còn sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân chỉ cấp cho một người. Theo quy định tại Điều 26 Luật cư trú, sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân chỉ được cấp cho những người sống độc lập với hộ gia đình, người độc thân hoặc những người cô đơn không nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng và người hoạt động tôn giáo, cụ thể như sau:
 
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
 
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
 
b) Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
 
c) Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
 
d) Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
 
2. Những người không ở chung một chỗ ở hợp pháp và không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, cồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruôt (tức là những người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 Luật cư trú)  nếu có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại tỉnh hoặc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương và được chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân (theo quy định tại các điều 19, 20 Luật cư trú thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cư trú

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào