Chào Luật sư! 1. Đối với Người sử dụng lao động thì thế nào là vi phạm trong lĩnh vực lao động? 2. Điểm 2 điều 152 Luật lao động 2012 quy định: "Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần". Tại công ty tôi, 100% người lao động khối trực tiếp đều thuộc đối tượng lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng công ty chỉ tổ chức cho NLĐ khám sức khỏe 1 lần/ 1 năm. Vậy Công ty tôi có vi phạm trong lĩnh vực lao động hay không? 3. Khi một thông tư (hay Nghị định) đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng một thông tư (hay Nghị định) mới, thì tại thời điểm thông tư (hay NĐ) mới đã có hiệu lực, nhưng vẫn viện dẫn và dẫn chiếu để ra một quy định mới (về lĩnh vực An toàn lao động chẳng hạn), thì việc này có được coi là vi phạm trong lĩnh vực lao động không? Cảm ơn Luật sư.
Nếu luật quy định là bắt buộc tuân theo tuy nhiên một số trường hợp do doanh nghiệp gặp khó khăn chỉ thực hiện một phần quy định nhưng do khách quan chứ không phải cố ý thì có thể bị phạt nếu thanh tra lao động phát hiện. Tuy nhiên, lao động nặng nhọc độc hại là đặc thù cho nên doanh nghiệp này cần nghiêm túc hơn để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
Việc vận dụng pháp luật phải có lợi cho NLĐ, nếu DN cố tình viện dẫn sai thì thanh tra lao động phát hiện thì họ không miển trách nhiệm đối với lỗi vi phạm này.