Vay tiền dùm bạn qua tin nhắn có thể làm bằng chứng không?

Trước đây em có quen 1 cô bạn gái,trong quá trình quen thì cô ta có ý định mở 1 shop bán quần áo,vì muốn giúp đỡ cô bạn đó nên em có đi vay dùm cô ta 20 triệu mà không có giấy tờ, 2 bên có nói chuyện trao đổi qua tin nhắn. Giờ 2 bên không còn qua lại thì cô ta không chịu trả khoản đã mượn. Tuy nhiên sau vài lần nhắn tin đề cập thì cô ta thừa nhận có nhờ em vay dùm số tiền đó,nhưng giờ thì nói ngang không trả.vậy những tin nhắn đó có thể làm bằng chứng thưa kiện không?

         Theo quy định tại Điều 401 BLDS năm 2005 thì: Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

         Hiện tại, pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản (vay tiền) phải được thể hiện bằng văn bản, hoặc có công chứng... nên việc vay mượn thông qua lời nói hoặc hành vi (không có văn bản) cũng có thể là hợp pháp. Đồng thời, tin nhắn cũng là một loại "văn bản" theo quy định pháp luật (thư điện tử).

         Do vậy, về mặt lý thuyết thì bạn có thể căn cứ vào tin nhắn hoặc các thông tin khác để khởi kiện đòi nợ. Tuy nhiên, thực tế Tòa án chỉ thụ lý vụ án đòi nợ khi có giấy vay nợ bằng văn bản, có chữ ký của các bên. Để thụ lý vụ án thì Tòa án phải có "căn cứ" để thụ lý nên Tòa án thường từ chối thụ lý các vụ kiện đòi nợ không có giấy tờ hoặc giấy tờ bằng "thư điện tử".

         Để có căn cứ khởi kiện, bạn có thể gửi đơn tới công an để trình bày vụ việc đó. Nếu tại cơ quan công an họ thừa nhận khoản vay đó thì cũng là một căn cứ để bạn khởi kiện đòi nợ.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào