Kính gửi các luật sư, Gia đình cháu đang gặp một tình huống như thế này và mong luật sư tư vấn cho cháu ah. Vợ chồng chị gái cháu vì bị bệnh nên không có khả năng sinh con. Cách đây khoảng gần 7 năm vợ chồng anh chị cháu có nhận nuôi một đứa trẻ khoảng 6 tuổi ở trong trại mồ côi về làm con nuôi. Lúc nhận vợ chồng anh chị cháu chỉ biết là nó có một bà nội nhưng không đủ khả năng nuôi nên gửi nó vào trại và tưởng rằng bố mẹ nó đã chết nên làm thủ tục nhận nuôi. Giờ nó đã đi học lớp 7 và nó biết được anh chị cháu không phải là bố mẹ đẻ của nó nên hay ăn cắp tiền của gia đình, chơi bời lêu lỏng và sống không còn nhiều tình cảm thân thiết với bố mẹ nuôi của nó. Mặc dù anh chị cháu đã nhiều lần khuyên nó nhưng nó vẫn không thay đổi. Và anh chị cháu cách đây 2 năm cũng phát hiện là bố đẻ của nó vẫn còn sống và vừa ra khỏi trại cai nghiện. Bố nó biết được tung tích của nó và biết được gia đình anh chị cháu có tiền bạc nên hay lấy cớ đến thăm con và yêu cầu cung cấp tiền bạc cho ông ta nếu không ông ta đòi lại con. Vì anh chị cháu không hiểu rõ pháp luật nên đã nhiều lần đưa tiền cho ông ta.Hiện tại chị gái cháu rất mệt mỏi, sợ sau này sẽ có nhiều chuyện không hay xảy ra và cũng không có nhiều tình cảm với đứa trẻ này nữa cho nên bây giờ chị gái cháu muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi với đưa trẻ nhưng anh chồng không đồng ý. Vậy cháu xin hỏi luật sư: 1. Trong trường hợp trên thì làm thế nào để chấm dứt việc nuôi con nuôi một cách hợp pháp 2. Giả dụ anh chị cháu bây giờ chưa thể chấm dứt việc nuôi con nuôi với đứa trẻ này thì sau này sau khi nó 18 tuổi thì nó có quyền hưởng tài sản thừa kế không? 3. Nếu bây giờ chị cháu xin ly hôn, nếu yêu cầu ly hôn được tòa án chấp nhận thì đứa trẻ này sẽ được hưởng những quyền gì ngoài quyền được trợ cấp nuôi dưỡng ah ??
Muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi thì bạn làm đơn tới Tòa án để được giải quyết nếu có những căn cứ theo điều 25 Lụât Nuôi con nuôi:
"Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này. "
Tài sản do cha mẹ tạo lập thì vẫn là của cha mẹ. Trừ trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả 2 chết mà không để lại di chúc thì con nuôi được hưởng thừa kế theo pháp luật
Trường hợp vợ chồng ly hôn, chồng tiếp tục nuôi dưỡng thì người vợ có nghĩ vụ cấp dưỡng cho chồng để nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng phụ thuộc vào nhu cầu của đứa trẻ, thu nhập của người cấp dưỡng.