Những công việc của người làm công tác đăng ký tạm trú
Về cơ bản, trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú cũng gồm các bước như đăng ký thường trú. Tuy nhiên, do Công an cấp xã là cơ quan có thẩm quyền đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho công dân nên trình tự đăng ký tạm trú được quy định đơn giản, thuận tiện hơn, cụ thể như sau:
1. Về tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, Điều 5 Thông tư số 80/2011/TT-BCA quy định: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục ( hồ sơ hợp lệ)
- Tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu
- Viết biên nhận theo nội dung sau: Họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ, thời gian trả kết quả và ký, ghi rõ họ, tên
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, đầy đủ thì hướng dẫn cho công dân bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại hoặc hướng dẫn khác ( nếu có ). Sau khi công dân bổ sung đầy đủ thì thực hiện các công việc như trường hợp hồ sơ hợp lệ. Đối với hồ sơ đã hướng dẫn nhưng còn vướng mắc thì tiếp nhận, đề xuất Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký tạm trú thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, trong đó nêu rõ lý do không tiếp nhận
2. Về xem xét, giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú, Điều 21 Thông tư số 80/2011/TT-BCA quy định:
a) Đối với cán bộ đăng ký: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cán bộ đăng ký phải đề xuất bằng văn bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định
b) Đối với Trưởng Công an xã, phường, thị trấn: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải duyệt hồ sơ đăng ký tạm trú, ghi rõ thời gian, nội dung ( đồng ý hay không đồng ý giải quyết ) vào văn bản để xuất bản của cán bộ đăng ký, ký sổ tạm trú.
Thư Viện Pháp Luật