Trả sổ BH

Thưa anh,chị em có làm cho một công ty Nhật được gần 2 năm. sau gần hết thời gian trên em có nộp đơn xin nghỉ vì lý do đi Nghiã Vụ Quân Sự . Em không thực hiện quy định phải thông báo cho công ty trước 30 ngày và phải làm đúng thời gian trên ( em chỉ làm được 8 ngày sau đó nghỉ ngang ). Sau khi nghỉ để về khám tuyển nhưng em không trúng tuyển. Vì em đang thất nghiệp nên em có yêu cầu công ty giải quyết rút sổ BHXH cho em nhưng công ty không chiệu và day dưa đến nay đã gần 2 tháng. Em xin hỏi Anh , Chị với trường hợp của em thì em phải làm sao để công ty giải quyết cho BHXH. - Theo em tìm hiểu thì BHXH hiệu lực thì 1 năm nhưng BHYT chỉ có 3 tháng. Em sợ nếu công ty dây dưa hoài thì BHYT của em sẽ hết hạn. - Em xin hỏi thêm. Trong trường hợp e xin được việc mới trong tháng thứ 2 thì không có sổ BHXH thì làm sao em đóng tiếp vào BH đang còn hiệu lực.

Trợ cấp thất nghiệp : Để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để đăng ký thất nghiệp. 
Thủ tục:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc 
- Quyết định thôi việc (xa thải, kỷ luật..) hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định pháp luật.
- Sổ BHXH có xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN hoặc bản xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN.
TRường hợp của bạn nghỉ việc không đúng quy định thì những vướng mắc giữa bạn và Cty cần có thỏa thuận giữa các bên đảm bảo quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật.
Trong thời gian này bạn có việc làm khác thì bạn sẽ sử dụng số sổ BHXH tại Cty cũ để được tham gia BHXH cho thời gian tiếp theo và thời gian này được tính cộng dồn khi có chế độ phát sinh đúng quy định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào