Quyền định đoạt tài sản của cá nhân

Một người đến thế chấp tài sản để vay ngân hàng, Ngân hàng cho biết nếu người trên 60 tuổi phải cho con đứng tên tài sản mới cho vay. Xin cho biết việc này do Nhà nước hay ngân hàng quy định?

Theo quy định của pháp luật , nếu cá nhân có tài sản hợp pháp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Theo Bộ luật dân sự 2005, Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 17 Bộ luật dân sự 2005).

Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164 Bộ luật dân sự).

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, đểthừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản (Điều 197 Bộ luật dân sự).

Theo quy định trên, pháp luật không có quy định nào hạn chế quyền định đoạt tài sản của người trên 60 tuổi (nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ). Trong thực tế khi giao dịch vay vốn ngân hàng có trường hợp người con đứng tên vay nhưng cha mẹ là người thứ ba bảo lãnh bằng chính tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. 

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào