Một số thắc mắc về thuế

Tôi có các câu hỏi muốn hỏi Ban tư vấn như sau: * Thứ nhất: - Công ty tôi thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 08/07/2004 với vốn điều lệ là 15 tỷ. Và đã từng thay đổi đăng ký kinh doanh nhiều lần: + Thay đổi đăng ký lần 1 ngày 21/07/2006 với vốn điều lệ 15 tỷ. + Thay đổi đăng ký lần 2 ngày 30/10/2008 với vốn điều lệ 15 tỷ. + Thay đổi đăng ký lần 3 ngày 09/04/2011 với vốn điều lệ 15 tỷ. - Công ty tôi chuẩn bị thanh tra năm 2008, năm 2009, năm 2010. Và đã từng bị thuế cảnh báo sẽ xuất toán toàn bộ chi phí lãi vay năm 2008, năm 2009 và truy thu xử phạt hành chính về thuế TNDN năm 2008, năm 2009. Và cục thuế yêu cầu đơn vị có văn bản giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến tiến độ góp vốn của các thành viên trong doanh nghiệp như: Biên bản họp hội đồng thành viên, văn bản thông báo về việc góp vốn gửi đến Sở kế hoạch và Đầu tư. Theo Ban tư vấn tôi phải giải quyết vấn đề trên như nào cho hợp lý? * Thứ hai: - Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì công ty tôi phải các thành viên phải góp đủ vốn điều lệ (15 tỷ) trong thời hạn không quá 36 tháng kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh doanh. Theo Ban tư vấn thì nhận giấy kinh doanh này là kể từ ngày đăng ký lần đầu(08/07/2004) hay tính thời điểm nhận giấy đăng ký kinh doanh lần 3( 09/04/2011)? Và tôi phải giải quyết ra sao để không bị phạm lỗi ở vốn điều lệ nữa. * Thứ ba: - Giám đốc mới theo đăng ký lần 3 (04/09/2011) của tôi là thành viên công ty, nhưng tỷ lệ vốn góp của giám đốc chỉ đạt 2,67%. Mà theo điều 60 nghị định 102/2010/NĐ-CP tăng, giảm vốn góp điều lệ công ty: Thì thành viên công ty mà làm giám đốc thì tỷ lệ vốn góp phải đạt ít nhất là 10%. Nhưng nếu điều lệ công ty mà không quy định điều đó thì chiếu theo điều lệ công ty thì không phạm luật. Vậy công ty tôi có phải gửi Sở kế hoạch và Đầu tư điều lệ công ty bổ sung điều đó không?( thành viên công ty chiếm tỷ lệ vốn góp 2.67% vẫn có thể làm giám đốc công ty). Theo Ban tư vấn tôi phải giải quyết vấn đề đó ra sao? * Thứ tư: - Đến tận thời điểm T10/2011 công ty tôi vẫn chưa góp đủ vốn điều lệ. Và các hoạt động sản xuất công ty cũng không có các chi phí lãi vay. Vậy theo Ban tư vấncông ty tôi có cần thiết phải điều chỉnh giảm vốn góp điều lệ không? - Mặt khác công ty tôi có điều bất lợi là không có bản lưu điều lệ công ty, và các hồ sơ góp vốn của công ty từ hồi thành lập. 

Qua thư bạn gửi, CENSTAF có vài ý kiến trao đổi như sau:

 

1/ Về việc cơ quan thuế cảnh báo việc xuất toán chi phí lãi vay do cty bạn chưa góp đủ vốn và yêu cầu cty bạn giải trình là có cơ sở pháp lý vì cty bạn thành lập từ năm 2004 đến bây giờ vẫn chưa góp đủ vốn để hoạt động.

Vậy phải căn cứ vào Điều lệ cty, Biên bản góp vốn các lần, văn bản thông báo về việc góp vốn gửi Sở KH và ĐT để chứng minh các thành viên đã góp vốn, Sổ theo dõi góp vốn TK 411 (vốn góp của các thành viên).

2/ Vì cty bạn thành lập từ năm 2004 trước khi có hiệu lực của luật DN năm 2005 (luật DN 2000 điều chỉnh) thì ở thời điểm này luật không giới hạn về thời hạn góp vốn của các thành viên cty TNHH (khác với NĐ 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 có hiệu lực 16/12/2010 thì mới giới hạn để tránh các DN thành lập ra nhưng toàn vốn khống) khi đó TT 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC (thuế TNDN) xuất toán mới không gặp khó khăn bởi luật chuyên ngành điều chỉnh).

Do đó bạn phải chứng minh là trong Điều lệ cty gửi Sở KH và ĐT có cam kết góp vốn chậm (cụ thể thời gian góp theo từng giai đoạn là như thế nào) và có thông báo gửi Sở KH và ĐT để chứng minh là cty không vi phạm khoản 4 điều 11 luật DN (vi phạm về thời hạn góp vốn) thì cty sẽ không bị xuất toán chi phí lãi vay theo TT 130.

3/ Cty bạn đăng ký lần 3 (04/09/2011) trước thời điểm NĐ 102 có hiệu lực (16/12/2010 mới có hiệu lực) nên ở thời điểm đó cty bạn Thành viên HĐTV vẫn là Giám đốc nhưng từ thời điểm 16/12/2010 chính sách mới ra đời và có hiệu lực thì cty bạn phải đăng ký lại với Sở kế hoạch và ĐT cho đúng qui định không sau này có những quyết định của GĐ cty về tăng, giảm vốn lại vi phạm nhé.

4/ Đến tháng 10-2011 cty bạn vẫn chưa góp đủ vốn thì cty thống nhất các thành viên và đưa rõ lộ trình góp vốn đồng thời trao đổi lại với bên Sở KH và ĐT để họ quản lý. Nếu họ đồng ý thì cty bạn mới được góp chậm theo cam kết của các thành viên và ngược lại nếu không thì phải góp đủ vốn theo cam kết trước (trước khi NĐ 102 ra đời).

- Luật DN 2005 cho phép giảm vốn nếu các bên đồng ý thỏa thuận bằng văn bản nhưng Bộ kế hoạch và Đầu tư chưa có Thông tư hướng dẫn do đó các DN hiện nay vẫn chưa được giảm vốn góp mà vẫn phải góp đủ theo đăng ký kinh doanh.

- Nếu cty không phát sinh chi phí lãi vay thì không bị xuất toán nhưng nếu không góp đủ vốn thì có thể bị xử phạt theo luật chuyên ngành (luật DN 2005).

- Việc cty không có Điều lệ cty và các chứng từ góp vốn từ khi thành lập thì phải tìm và hoàn thiện thủ tục cho đầy đủ để phục vụ công tác quản lý và thanh tra, kiểm toán nhé.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào