Giao dịch thương mại quốc tế
1/ Về việc ký HĐ ngoại có 3 bên như bên bạn cũng không thấy xuất hiện nhiều và việc ký HĐ như thế này cũng chưa thấy vi phạm các qui định về giao hàng, thanh toán quốc tế.
2/ Điều mà các Đoàn thanh tra hay lưu ý là sao người bán (cty TQ) bán hàng mà không giao hàng và không thấy thu tiền gì cả?! (nghe rất lạ) nên họ sẽ phải nghiên cứu giao dịch lạ này và đối chiếu với các qui định của pháp luật trong nước và quốc tế xem có vi phạm gì không. Về phía cty bạn khi giải trình cần lưu ý về pháp luật TM quốc tế, PL thanh toán quốc tế và trong nước đã đúng chưa. Nếu đúng rồi thì OK và ngược lại nhé.
Vì không rõ nội dung trong HĐ ngoại qui định như thế nào nên cũng khó trao đổi với bạn được. Tuy nhiên, nếu trong HĐ ngoại qui định là bên bán (cty TQ) lại ủy quyền cho cty B (Malaysia) giao hàng và thu tiền thì các thủ tục giao nhận, thanh toán quốc tế vẫn đúng pháp luật TM quốc tế nên NH của bên bạn vẫn chấp nhận thanh toán và họ cũng không sợ bị rủi ro trong thanh toán vì họ đã có sự đồng ý của bên bạn rồi. Mặt khác bên bạn cũng không lo vì họ đã giao hàng rồi thì bên bạn mới mở L/C để thanh toán nếu có vấn đề gì xảy ra thì bên bán (cty TQ) và bên bạn (cty VN) xử lý theo thông lệ quốc tế về vấn đề giao hàng và thanh toán thôi.
Việc cty TQ là người bán nhưng họ không phải là người giao hàng và cũng không phải là người nhận tiền nên không phát sinh được thuế nhà thầu nếu họ có qui định rõ việc giao hàng và thanh toán trong HĐ ngoại có 3 bên tham gia (không tính Ngân hàng).
Cty bán (cty TQ) không giao hàng trực tiếp cho cty bạn cũng không phạm luật bởi vì cty đó mua của cty Malaysia rồi giao thẳng từ cty bán cho họ (cty Malaysia) cho cty Việt Nam luôn (gọi là bán hàng giao tay ba quốc tế).
Cty bán (TQ) cũng không phạm luật về thanh toán quốc tế nếu họ ủy quyền cho cty bạn thanh toán luôn cho người bán hàng cho họ (cty Malaysia) và cty bạn cũng không phạm luật khi không thanh toán trực tiếp cho người bán hàng cho mình mà thanh toán qua cty thứ 3 (được NH chấp nhận) thông qua việc phát hành L/C.
Nếu giả sử các giao dịch bán hàng tay ba quốc tế của họ (cty TQ) thường xuyên như vậy thì có 1 điều lạ là: "sao họ lại bán bằng giá mà không có lãi cho cty TQ) và có thể cty TQ sẽ nhận được tiền hoa hồng do cty Malaysia thanh toán và khi đó sẽ phát sinh thuế nhà thầu cho chính phủ Malaysia chứ không liên quan gì đến CP Việt Nam.
Hoặc cty TQ chuyển toàn bộ phần lãi của mình để ở Malaysia nhằm tránh việc phải nộp thuế cao ở TQ (thuế TQ cao hơn Malaysia) thì đó là việc "xử lý" của họ không liên quan đến mình nếu họ sai thì họ chịu trách nhiệm trước PL của TQ và PL Malaysia. Trong các giao dịch thương mại quốc tế thì các Tập đoàn, cty thường lách luật rất khéo thông qua việc hiểu rất kỹ hệ thống pháp luật của các nước đặc biệt là hệ thống PL thuế.
Thư Viện Pháp Luật