Làm nhân viên lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các đường kết nối internet, cáp truyền hình của chi nhánh Viettel nhưng không được tham gia bao hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có đúng không?

Tôi có em đang làm việc cho chi nhánh viettel tại Tây Ninh, nhiệm vụ là đi lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các đường kết nối internet, cáp truyền hình. Trong thẻ nhân viên thì được ghi là cộng tác viên, công việc phải thường xuyên leo lên các trụ cáp (có thể vướn cùng với dây điện sinh hoạt rất nguy hiểm) nhưng tôi được biết đối với cộng tác viên của viettel (đa số nhân viên đều là cộng tác viên), ngoài tiền lương thì không được tham gia bao hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Như vây có đúng với quy định không? (em tôi đã làm việc được 1 năm), tôi thấy như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến người lao động, vì những công việc như vậy cần phải được bảo hiểm.

Căn cứ Khoản a, Điểm 1 và Điểm 2, Điều 2, Luật BHXH quy định về đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT như sau:
“Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên”;
“Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động”.
Như vậy, nếu em của bạn có ký hợp đồng lao động với chi nhánh Viettel từ 3 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
 
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào