Tình huống pháp lý về thực hiện hợp đồng
Thứ nhất là, thời hạn 10 ngày sau sẽ giao hàng. Theo luật lao động thì thời hạn này sẽ trừ những ngày lễ, ngày nghỉ nên trong trường hợp này việc giao hàng diễn ra như vậy là không phù hợp. Vì tình huống bạn gởi không rõ nên ở đây Tổ tư vấn sẽ chia ra thành 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: cửa hàng B có thông báo và được sự chấp thuận của A. Trong trường hợp này, khi B giao xi măng là đã hoàn thành nghĩa vụ, và mọi rủi ro sẽ do bên A chịu.( Theo điều 37 bộ luật thương mại 2005)
Trường hợp thứ hai: cửa hàng B không thông báo cho A. Trường hợp này thì B sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro xảy ra. Nhưng bạn nên chú ý một điểm đó là người bảo vệ trong tình huống này có được quyền nhận hàng hay không?
Thứ hai là, Khi tranh chấp này đưa ra tòa án hay trọng tài thương mại thì hành vi của người bảo vệ rất được lưu ý, bởi vì phải căn cứ quyền hạn của người bảo vệ:
Nếu như công việc thường xuyên của người bảo vệ chỉ là bảo vệ mà không giữ kho thì việc nhận hàng đó không xem là đã nhận hàng, vì đây không là trách nhiệm của người bảo vệ. Và rủi ro vẫn chưa được chuyển qua bên B (bên A chưa hoàn thành nghĩa vụ).
Còn nếu người bảo vệ vẫn thường nhận hàng (làm luôn nhiệm vụ giữ kho) thì đây có thể xem là hành vi nhận hàng của A, mặc dù chưa thông báo trước nhưng nếu quy trình giao hàng phù hợp thì được xem là rủi ro đã chuyển sang bên B (bên A đã hoàn thành nghĩa vụ).
Thư Viện Pháp Luật