Chế độ nâng bậc lương trong doanh nghiệp
Trước đây chế độ nâng bậc lương đối với người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 12 ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 114 ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương. Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 205 ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương trong Cty Nhà nước nhưng chế độ nâng bậc lương vẫn thực hện theo Thông tư số 12. Ngày 16/9/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 18 sủa đổi bổ sung Thông tư số 12 về chế độ nâng bậc lương. Theo Thông tư này thì hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của BCH Công đoàn cơ sở, Cty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động trong Cty. Căn cứ để nâng bậc lương đối với người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tương ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong Cty. Người lao động được xét nâng bậc lương hàng năm phải có đủ các điều kiện như sau: + Phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết. + Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và nội quy lao động của Cty. + Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó.
Thư Viện Pháp Luật