xử lý tính lãi đối với trường hợp tham ô
Theo quan điểm của chúng tôi, đối với những trường hợp tham ô tài sản như trên, bên cạnh việc bị xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại, thì còn cần phải yêu cầu trả tiền lãi tương ứng với số tiền đã tham ô trong thời gian nắm giữ số tiền đó. Bởi lẽ, nếu không có hành vi tham ô như trên, thì từ số tiền trên có thể sinh ra nhiều khoản lợi nhuận khác nếu đem vào kinh doanh, cho vay hoặc đem gửi ngân hàng….Do hành vi trục lợi, tham nhũng của một số cá nhân mà đã làm tổn thất đi khoản lợi nhuận đáng lẽ phải có của doanh nghiệp, của tổ chức, và thất thoát tiền, tài sản của quốc gia, dân tộc. Trong khi đó những cá nhân trên lại được hưởng lợi từ những số tiền đó. Vì vậy, người đã hưởng lợi từ số tiền mà mình đã tham ô bên cạnh việc hoàn trả lại số tiền đã tham ô ấy, còn phải trả lại khoản lợi mà lẽ ra doanh nghiệp sẽ có được từ số tiền trên.
Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật hiện hành, chúng tôi chưa thấy có văn bản nào qui định ngoài việc bồi thường lại số tiền đã tham ô, còn phải trả lãi đối với số tiền ấy. Mà hiện nay pháp luật chỉ qui định phải hoàn trả lại số tiền trên.
Trong tình huống mà bạn đã nêu, cần lưu ý rằng A là người lợi dụng chức vụ quyền hạn đã tham ô số tiền là 30 triệu đồng của doanh nghiệp. Như vậy hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm được qui định tại điều 278 BLHS.
Thư Viện Pháp Luật