Phí bảo vệ môi trường khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng
Theo khái niệm địa chất, Fenspat là thuật ngữ dùng để chỉ các khoáng vật tạo đá thuộc nhóm Alumosilicat chứa Kali, Natri hoặc Calci, hoặc là hỗn hợp của những nguyên tố này. Các khoáng vật Fenspat tương đối phổ biến là Orthoclas, Microclin (Kali), Albit (Natri) và Anorthit (Calci).
Trong tự nhiên, Fenspat có thể kết tinh thành các tinh thể độc lập có độ cứng cao, màu sắc đa dạng, có đặc tính để sử dụng làm đồ trang sức. Vì vậy, Fenspat tinh thể có thể xếp vào nhóm khoáng sản đá quý, bán quý.
Trong trường hợp khác, Fenspat kết tinh dưới dạng tập hợp tha hình, ẩn tinh tạo thành các thân Fenspat hoặc đá chứa Fenspat có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sứ gốm, thủy tinh (K2O + Na2O > 7%, Fe2O3 < 1,0%). Trường hợp này Fenspat được xếp vào khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp.
Như vậy, Fenspat có thể xếp vào nhóm đá quý, bán quý (ở dạng tinh thể, sử dụng làm vật liệu trang sức) hoặc khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ, thủy tinh).
Căn cứ nội dung trên, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với Fenspat là khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng làm đá quý, bán quý và theo lĩnh vực sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ khoáng chất công nghiệp.
Thư Viện Pháp Luật