Những trường hợp được chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và quyền lợi cụ thể

Chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ được áp dụng đối với những trường hợp nào? Quy định cụ thể về quyền lợi này ra sao?

Theo luật bảo hiểm xã hội, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được áp dụng đối với người lao động (NLĐ) sau khi ốm đau, sau thai sản, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu.
    Đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian nghỉ tối đa là 10 ngày.
    NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31 đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được nghỉ tối đa 7 ngày.
Thời gian nghỉ 5 ngày được áp dụng đối với trường hợp cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, sau thai sản khác và với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời quyết định.
    Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình); bằng 40% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và tiền ở).
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào