Các trường hợp người sử dụng lao động có quyền hoặc không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động

Người sử dụng lao động có quyền hoặc không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại Tiết đ khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung thì trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thày thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động.
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đang nghỉ phép năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp khác được người sử dụng lao động cho phép.
    Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là nữ ví lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động)
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào