Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 117/2013/NĐ-CPngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; Điều 3 Chương II quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính như sau:
- Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp; Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ: Bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp: kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm (Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên; Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên) và phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác.
- Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ cho cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện, Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.
Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác; Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu; Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng; Nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.
Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư này, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm:
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, gồm:
- Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có).
- Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác định được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có), kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thường xuyên khác.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được duyệt.
Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí và vốn đầu tư xây dựng cơ bản được giao nêu trên thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đối với nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ. Đối với nguồn kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ thì thực hiện theo các quy định hiện hành.
Thư Viện Pháp Luật