Tài sản dùng để bảo lãnh không còn thì có phải tiếp tục thực hiện việc bảo lãnh

Kính chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau: Ngân hàng A cho công ty B vay 3 tỷ đồng. Khi vay, công ty B có thế chấp tài sản là căn nhà mang tên bà C(cô tôi), có xác nhận công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Đến hạn công ty B không trả nợ nên ngân hàng A yêu cầu bán căn nhà của bà C, bà C đồng ý. Nhưng khi bán thì có tranh chấp. Nguyên căn nhà này của ông D, con dâu ông D là bà E giả mạo chữ ký làm hợp đồng ủy quyền cho phép bà E được  quyền định đoạt căn nhà. Sau đó bà E làm hợp đồng tặng căn nhà này cho bà C.Thực chất bà E tặng cho bà C là nhờ bà C đứng ra bảo lãnh giúp cho công ty B vì công ty B vay 3 tỷ là vay giùm cho bà E.  Tôi xin luật sư tư vấn cho tôi là bà C (cô tôi) phải làm như thế nào để bảo về quyền lợi của mình, bà C có phải tiếp tục dùng tài sản khác của bà C để thực hiện việc bảo lãnh không(trong trường hợp ông D lấy lại được nhà)?  Tôi xin cảm ơn luật sư.
Bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, theo đó, bà C phải sử dụng tài sản hợp pháp của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của công ty B trong trường hợp này. Do vậy, nếu tài sản dùng để đảm lãnh có tranh chấp và xác định là giả mạo thì bà C phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Trong trường hợp này rõ ràng là bà C phải dùng tài sản của mình đề tiếp tục nghĩa vũ bảo lãnh và sau đó sẽ khởi kiện lại bà E vì đã giả mạo chữ ký của chủ nhà để tặng cho căn nhà cho mình ko đúng quy định.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào