11/03/2023 11:54

Vợ, chồng có được thỏa thuận lại mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn?

Vợ, chồng có được thỏa thuận lại mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn?

Tranh chấp mức cấp dưỡng nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến khi mỗi cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Thông thường bên nào được quyền nuôi con thì yêu cầu cấp dưỡng và nhiều chi phí chăm nom phát sinh cao trong khi bên còn lại lẩn tránh hoặc muộn hạ mức cấp dưỡng xuống thấp hơn. Vậy làm sao để xác định mức cấp dưỡng hợp lý? "Minh Hà-Hà Nội"

Điển hình tại Bản án số 257/2022/HNGĐ-PT ngày 23/05/2023 về tranh chấp cấp dưỡng, có nội dung như sau:

"Ông Kobza P và bà Nguyễn Thị N đã ly hôn theo Quyết định số 213/2014/QĐST-HNGĐ ngày 28/10/2014 của Tòa án nhân dân Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh.Bà N trực tiếp nuôi dưỡng 01 con chung là Kobza L, sinh ngày 14/11/2012. Ông P được quyền thăm, chăm sóc và giáo dục con chung. Tại thời điểm ly hôn vào năm 2014, lúc đó trẻ Kobza L còn nhỏ nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốn nhiều chi phí, do đó ông Kobza P và bà Nguyễn Thị N thỏa thuận mức cấp dưỡng hàng tháng là 20.000.000 đồng. Ông P đã rất nỗ lực thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng 20.000.000 đồng mỗi tháng từ thời điểm ly hôn đến nay.

Bà N yêu cầu ông P cấp dưỡng nuôi con chung theo quy định của pháp luật.

Ông P không đồng ý với lý do: Hiện nay ông đã lớn tuổi, chuẩn bị về hưu, do đó khả năng kinh tế cũng không còn được ổn định như trước, sức khỏe cũng không còn tốt nên tốn nhiều chi phí cho vấn đề y tế. Bên cạnh đó, trẻ Kobza L nay đã lớn, chi phí nuôi dưỡng cũng không còn quá tốn kém như lúc còn nhỏ nữa. Vì vậy, nay ông Kobza P yêu cầu Tòa án thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng theo Quyết định số 213/2014/QĐST-HNGĐ từ 20.000.000 đồng/tháng xuống còn 10.000.000 đồng."

Nhận định của Tòa án:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ ông Kobza P không có sự biến động trong công việc dẫn đến thu nhập bị giảm sút, khả năng kinh tế không còn được ổn định như trước, sức khỏe cũng không còn tốt nên tốn nhiều chi phí cho vấn đề y tế, trẻ Kobza L nay đã lớn, chi phí nuôi dưỡng và mức học phí cũng không còn quá tốn kém như lúc nhỏ nên nguyên đơn có yêu cầu giảm mức cấp dưỡng nuôi con việc nguyên đơn cho rằng khả năng kinh tế của mình không còn được ổn định như trước để giảm mức cấp dưỡng nuôi con là không có căn cứ để chấp nhận/

Ông Kobza P phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung với bà Nguyễn Thị N số tiền là 20.000.000 đồng/tháng (Hai mươi triệu đồng một tháng) cho đến khi trẻ Kobza L thành niên.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối chiếu với quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về cấp dưỡng:

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì khi cha, mẹ không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tuy nhiên, mức cấp dưỡng cho mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh là khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.... Do đó, để xác định mức cấp dưỡng khi các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ sự biến động trong công việc dẫn đến thu nhập có bị giảm sút dẫn đến việc một bên cấp dưỡng không trực tiếp nuôi con do không còn ổn định như trước để giảm mức cấp dưỡng nuôi dựa khả năng kinh tế là đúng sự thật hay không.

Từ đó có căn cứ để chấp nhận dựa vào các yếu tố nêu trên để từ đó xem xét, xác định mức cấp dưỡng cụ thể phù hợp. Hoàn toàn không phải một bên muốn trốn tránh hay muốn yêu cầu mức cấp dưỡng như thế nào cũng được.

Nguyễn Ngọc Trầm
1137

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn