12/01/2023 10:26

VKSNDTC giải đáp 10 vướng mắc liên quan đến hôn nhân gia đình

VKSNDTC giải đáp 10 vướng mắc liên quan đến hôn nhân gia đình

Ban biên tập cho tôi xin một số giải đáp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực hôn nhân gia đình-Xin cảm ơn. "Mình Quang-Long An"

Chào anh, Ban Biên tập xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn 5814/VKSTC-V14 về việc giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Trong đó có giải đáp 10 vướng mắc liên quan đến hôn nhân gia đình, cụ thể:

Vướng mắc 1. Trong vụ án giải quyết yêu cầu ly hôn mà người vợ hoặc chồng đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, không có tin tức và không rõ địa chỉ mới. Vậy Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn (theo điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự) hay Tòa án thực hiện tống đạt văn bản thông báo thụ lý vụ án cho bị đơn theo đoạn 2 khoản 5 Điều 177 BLTTDS và tiếp tục giải quyết vụ án?

Trả lời:

(1) Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04 ngày 05/5/2017 của HĐTP TANDTC5 hướng dẫn giải quyết trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tòa án không tống đạt được thông báo thụ lý vụ án do bị đơn không còn cư trú, làm việc tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp, tại điểm c có quy định như sau: Trường hợp không thuộc điểm a, khoản 2 Điều này mà Tòa án đã yêu cu nguyên đơn cung cp địa ch mới của bị đơn nhưng nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn thì Tòa án đình ch việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015...

Khoản 4 Điều 6 Nghị quyết nêu trên quy định: Trường hợp vụ án bị đình ch giải quyết theo hưng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện...

Như vậy, nếu vụ án ly hôn thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04 ngày 05/5/2017 của HĐTP TANDTC thì Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án là đúng. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án khi cung cấp được đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện.

(2) Tuy nhiên, để người vợ hoặc chồng có thể được chấm dứt hôn nhân trong trường hợp này thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích trước khi yêu cầu giải quyết ly hôn (theo Điều 387 - Điều 389 BLTTDS, khoản 2 Điều 56 Luật HN và GĐ); hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết (theo Điều 391 - Điều 394 BLTTDS). Thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết ghi trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 2 Điều 68 Bộ luật dân sự, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình).

Vướng mắc 2. Trong vụ án người vợ (chồng) xin ly hôn người chồng (vợ) bị tâm thần thì ai là người đại diện cho người bị tâm thần tham gia tố tụng?

Trả lời:

(1) Trường hợp chưa có quyết định của Tòa án tuyên b một người bị mất năng lc hành vi dân sự (NLHVDS) thì tham khảo Mục IV Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TANDTC (câu số 6) về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, có nêu: "khi có chủ thể cho rằng một người là đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích, hướng dẫn đ họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố người đó mất năng lực hành vdân sự theo quy định...; trường hợp họ có yêu cầu và Tòa án thụ , giải quyết yêu cầu này thì Tòa án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 214 BLTTDS (cn đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan) để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; trường hợp họ không yêu cầu thì Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung".

(2) Trường hợp đã có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất NLHVDS thì thủ tục giải quyết như sau:

Khoản 1 Điều 53 BLDS về người giám hộ đương nhiên của người mất NLHVDS quy định: "Trường hợp vợ là người mất NLHVDS thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mt NLHVDS thì vợ là người giám hộ". Khoản 2 Điều 136 BLDS quy định đại diện theo pháp luật của cá nhân là "người giám hộ đi với người được giám hộ".

Riêng đối với vụ án ly hôn thì khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ quy định: "...Trong trường hợp một bên vợ, chồng mt NLHVDS mà bên kia có yêu cu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy đnh về giám hộ trong Bộ luật dân sTòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất NLHVDS đ giải quyết việc ly hôn".

Theo các khoản 2, 3 Điều 53 BLDS thì người giám hộ đương nhiên cho người vợ (chồng) mất NLHVDS trong trường hợp trên lần lượt là: người con cả hoặc người con tiếp theo hoặc cha, mẹ của người bị mất NLHVDS. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì Tòa án đề nghị UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ cử người giám hộ theo Điều 54 BLDS để làm người đại diện cho người mất NLHVDS trong vụ án.

 

Vướng mắc 3. Điều 42 Luật HNGĐ quy định về các trường hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu nhưng không quy định ai là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu và hậu quả pháp lý nếu thỏa thuận đó bị vô hiệu?

Trả lời:

Yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu có thể là vụ án dân sự hoặc việc dân sự, có thể coi là các tranh chấp, yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật theo khoản 8 Điều 28, khoản 11 Điều 29 BLTTDS.

Việc xác định ai là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là vô hiệu phải căn cứ vào khoản 2 Điều 68 (nếu là vụ án dân sự) hoặc khoản 5 Điều 68 BLTTDS (nếu là việc dân sự).

Nếu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị Tòa án tuyên vô hiệu thì hậu quả pháp lý là tài sản được chia lại trở thành tài sản chung của vợ, chồng như trước khi chia. Nếu người được nhận tài sản theo thỏa thuận trước đó đã làm cho tài sản không còn hoặc bị sụt giảm giá trị thì tùy từng trường hợp cụ thể phải thay thế bằng tài sản khác cùng loại hoặc bằng số tiền tương đương giá trị tài sản bị mất hoặc bị giảm sút.

 

Vướng mắc 4. Trong vụ án hôn nhân và gia đình, sau khi hòa giải, bị đơn yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, Tòa án thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn để giải quyết trong vụ án. Việc thụ lý của Tòa án có đúng không?

Trả lời:

Việc bồi thường tổn thất về tinh thần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về trường hợp bồi thường và mức bồi thường. BLDS 2015 quy định khi có các thiệt hại sau đây thì được bồi thường tổn thất về tinh thần: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590), thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591), thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592), thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 606), thiệt hại do xâm phạm mồ mả (Điều 607).

Vụ án về hôn nhân và gia đình giải quyết các vấn đề nhân thân và tài sản liên quan đến 03 loại quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Nếu không có việc bồi thường các loại thiệt hại nêu trên thì cũng sẽ không phát sinh nghĩa vụ bồi thường tổn thất về tinh thần.

Nếu các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà một bên lại đưa ra yêu cầu mới thì yêu cầu mới này không phải là yêu cầu phản tố mà là yêu cầu khởi kiện. Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS.

 

Vướng mắc 5. Vợ chồng đã được cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng trên Giấy không có chữ ký của cả vợ và chồng. Vậy quan hệ hôn nhân có được công nhận không? Vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: "Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch".

Theo khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau: "1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ".

Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: "2...Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại khoản này."

Như vậy, trường hợp này là vi phạm về thủ tục đăng ký kết hôn mà trách nhiệm chính thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn (do đã trao cho 02 bên Giấy chứng nhận kết hôn không có đủ chữ ký). Do không vi phạm điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật HNGĐ nên việc kết hôn không bị coi là trái pháp luật có thể bị hủy theo Điều 10 Luật HNGĐ. Quan hệ hôn nhân của các bên được công nhận nên vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

 

Vướng mắc 6. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn yêu cầu bên vay là vợ chồng liên đới trả nợ, Tòa án xác định một người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này được xác định là Tòa án chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và nghĩa vụ chịu án phí được xác định như thế nào?

Trả lời:

Điều 288 BLDS 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau: "1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình".

Trường hợp nguyên đơn yêu cầu vợ chồng bị đơn liên đới trả nợ một khoản tiền nhất định. Tòa án xác định đây là nghĩa vụ liên đới của vợ chồng và chỉ yêu cầu người vợ hoặc chồng trả nợ toàn bộ số tiền đó thì được coi là ''toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận". Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016 quy định "Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận", nên trường hợp này nghĩa vụ chịu án phí thuộc về bị đơn.

Trường hợp nguyên đơn yêu cầu vợ chồng bị đơn liên đới trả nợ nhưng Tòa án xác định đây không phải là nghĩa vụ liên đới của vợ chồng mà chỉ người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ thì nghĩa vụ chịu án phí thuộc về người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ trả nợ do toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

Nếu Tòa án xác định chỉ người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ trả một phần khoản nợ tức là Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ trả một phần khoản nợ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận (khoản 4 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016).

 

Vướng mắc 7. Trường hợp bị đơn có bản khai trình bày nhất trí với yêu cầu ly hôn của nguyên đơn nhưng không tham gia phiên hòa giải nên Tòa án không ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn được mà phải mở phiên tòa xét xử. Vậy trong trường hợp này Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hay ra bản án xử cho ly hôn và buộc nguyên đơn phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng hay mỗi bên phải chịu 150.000 đồng?

Trả lời:

Tại phiên tòa xét xử vụ án ly hôn mà bị đơn vẫn nhất trí hoàn toàn với các yêu cầu của nguyên đơn, không có dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo khoản 1 Điều 246 BLTTDS.

Mặc dù các bên đã nhất trí hết với nhau về các vấn đề từ trước khi Tòa án mở phiên tòa nhưng vụ án không được chấm dứt tại thời điểm đó, Tòa án vẫn phải mở phiên tòa thì phải áp dụng quy định về án phí trong trường hợp các bên thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, theo đó, các bên phải chịu toàn bộ án phí là 300.000 đồng; theo điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí, tức là mỗi người phải chịu 150.000 đồng.

Trường hợp tại phiên tòa, bị đơn không nhất trí với các yêu cầu của nguyên đơn nữa và các bên không thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án thì Tòa án xét xử và ra bản án cho ly hôn. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016) nên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp không có giá ngạch là 300.000 đồng. Nếu còn có các yêu cầu khác về tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng còn phải chịu án phí theo các điểm b, c, d, đ, e khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 đối với từng trường hợp cụ thể.

 

Vướng mắc 8. Theo Công văn số 253/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của TANDTC về giải quyết các vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ (Công văn 253) có hướng dẫn: "... trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung...".

- Các vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài có được giải quyết theo quy định tại Phần thứ tám BLTTDS 2015 về "Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" không?

- Căn cứ vào đâu để xác định bị đơn ở nước ngoài vẫn có liên hệ với người thân của bị đơn ở trong nước?

- Công văn 253 có là căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án ly hôn không?

Trả lời:

Quy định tại Phần thứ tám BLTTDS 2015 là về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vì vậy phải xác định vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài có phải là quan hệ dân sự (QHDS) có yếu tố nước ngoài không, có phải là VADS có yếu tố nước ngoài không.

- Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 quy định: "QHDS có yếu tố nước ngoài là QHDS thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài".

- Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 quy định: "Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài".

Theo quy định trên thì vụ việc dân sự chỉ được coi là có yếu tố nước ngoài khi QHDS có tranh chấp là QHDS có yếu tố nước ngoài theo quy định của BLDS. Do vậy, cần căn cứ vào từng vụ án ly hôn cụ thể để xác định có phải là vụ án có yếu tố nước ngoài không, nếu là vụ án có yếu tố nước ngoài mới được áp dụng Phần thứ tám BLTTDS 2015 để giải quyết.

Công văn 253 nhằm hướng dẫn việc giải quyết các vụ án ly hôn không phải là VADS có yếu tố nước ngoài. Nội dung hướng dẫn tại Công văn 253 đã kế thừa toàn bộ quy định tại đoạn 2 điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình trước đây. Công văn 253 hướng dẫn giải quyết một trường hợp đặc thù nhằm bảo đảm quyền được ly hôn (quyền nhân thân cơ bản) được pháp luật bảo vệ theo Điều 39 BLDS 2015 và Điều 51 Luật HNGĐ 2014, nên đã đưa ra cách thức giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn ở nước ngoài và không xác định được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài khác với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của HĐTP TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 192 BLTTDS 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Nội dung Công văn 253 được hiểu là: Đối với các vụ án có nguyên đơn là người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài mà nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn, không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu có căn cứ xác định bị đơn vẫn liên hệ với thân nhân ở trong nước và thuộc trường hợp sau thì bị coi là cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu cần thiết: Thân nhân của bị đơn không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án (thân nhân có thể biết hoặc không biết địa chỉ) (và có thể bao gồm cả trường hợp thân nhân của bị đơn không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án). Trường hợp này, nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà bị đơn hoặc thân nhân của họ vẫn không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án và có thể cũng không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án có quyền đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của nguyên đơn.

b) Để xác định bị đơn ở nước ngoài vẫn có liên hệ với thân nhân ởtrong nước "thông qua thân nhân của bị đơn"như Công văn 253 nêu, Tòa án có thể căn cứ vào lời trình bày của thân nhân bị đơn hoặc tài liệu, chứng cứ do thân nhân bị đơn cung cấp, cũng có thể từ lời trình bày, tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn (như có việc gửi tiền, gửi đồ, liên lạc qua điện thoại, email giữa thân nhân của bị đơn với bị đơn...).

c)Công văn 253 ghi rõ "đây là ý kiến của TANDTC để các TAND nghiên cứu, tham khảotrong quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền", do đó nó không phải là căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án mà các Tòa án khi gặp vụ án loại này thì có thể tham khảo, vận dụng.

Vướng mắc 9. Vụ án ly hôn có một bên đương sự bị Tòa án tuyên bố mất tích thì có cần phải thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho họ hay không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 56 Luật HNGĐ quy định: "Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn". Trong trường hợp này, Tòa án căn cứ vào các quy định tại Điều 227, Điều 228 BLTTDS để xét xử vắng mặt bị đơn.

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho bên đương sự bị tuyên bố mất tích được thực hiện như trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ quy định tại đoạn 2 khoản 5 Điều 177 BLTTDS. Theo đó, "người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật này...".

 

Vướng mắc 10. Trong vụ án hôn nhân gia đình, nguyên đơn có yêu cầu người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, bị đơn không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nên Tòa án không xác minh được thu nhập của bị đơn thì việc cấp dưỡng nuôi con giải quyết như thế nào?

Trả lời:

- Việc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng cho con trong vụ án hôn nhân gia đình cần lưu ý các quy định sau đây:

+ Khoản 1 Điều 116 Luật HNGĐ quy định: "Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Như vậy, khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải căn cứ vào cả hai yếu tố(1) thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; (2) việc cấp dưỡng phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

+ Khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ năm 2000 thì "khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng" được hiểu là "người đó có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó".

+ Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ 2000 quy định: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý".

+ Tham khảo Mục 2 Phần III Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của TANDTC: Tòa án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con. Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con để làm căn cứ giải quyết.

Trân trọng!

Như Ý
2577

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn