Tóm tắt nội dung vụ án:
Nhà, đất tranh chấp có nguồn gốc của cụ Q, cụ H là bố, mẹ đẻ của các nguyên đơn, là bố, mẹ chồng của bị đơn. Năm 1984, hai cụ sang định cư tại nước Cộng hòa liên bang Đức và có đơn xin chuyển quyền sở hữu phần nhà đất của hai cụ cho 03 người con trong đó có ông K (là anh em ruột của các nguyên đơn, là chồng bà M là bị đơn) và 02 con gái là Trương Thị L và Trương Thị V.H (là một trong các nguyên đơn); đơn xin chuyển quyền sở hữu của hai cụ có xác nhận của chính quyền địa phương. Đến năm 1996, hai cụ trở về Việt Nam sinh sống đã lấy lại 02 thửa đất trước đây đã chuyển cho 12 con gái (Trương Thị L và Trương Thị V.H). Riêng thửa đất do ông K đứng tên, hai cụ không lấy lại.
Tháng 6271997, cụ Q và ông K cùng có đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); tháng 6/1997, UBND tỉnh T đã cấp giấy chứng nhận nhà đất đứng tên vợ chồng ông K đối với thửa đất này. Tháng 9/1997, hai cụ được cấp GCNQSDĐ đối với 02 thửa các cụ đã cho 02 con gái đứng tên vào năm 1984. Khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông K, chính cụ Q ký xác nhận hộ giáp ranh.
Ông K chết năm 1998, cụ H chết năm 2000, cụ Q chết năm 2003, năm 2004 phát sinh tranh chấp, tháng 7/2012 nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án. Các nguyên đơn cho rằng: Năm 1998, ông K chết, bà M cùng các con sử dụng nhà đất nhưng không trả nhà đất theo ý nguyện của hai cụ, gia đình đã họp nhiều lần (từ năm 2004 đến năm 2012), bà M cùng các con đã ký xác nhận đứng tên giùm nhà đất của hai cụ và thừa nhận nhà đất tranh chấp là di sản của hai cụ. Vì vậy, các nguyên đơn yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản nhà đất đứng tên vợ chồng ông K là di sản của hai cụ chết để lại và là tài sản chung của các thừa kế.
Nội dung cần rút kinh nghiệm: Việc phân tích, đánh giá chứng cứ phải đảm bảo đúng quy định tại Điều 108 BLTTDS.
Xem chi tiết tại Thông báo 121/TB-VKSTC ban hành ngày 31/5/2021.