10/04/2024 16:20

Vay tín chấp là gì? Điều kiện để được cho vay tín chấp

Vay tín chấp là gì? Điều kiện để được cho vay tín chấp

Ban biên tập cho tôi hỏi: Vay tín chấp là gì? Tôi cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được cho vay tín chấp? Chị Thi Quỳnh (Nghệ An).

Hiện nay, do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng càng ngày càng cao, dẫn đến việc cho vay tín chấp đang diễn ra ngày càng nhiều tại các tổ chức tín dụng. Vậy vay tín chấp là gì và cần những điều kiện gì để được cho vay tín chấp, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vay tín chấp là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa ban hành quy định cụ thể vay tín chấp là gì, nhưng ta có thể hiểu về vay tín chấp thông qua cách hiểu như sau:

Vay tín chấp là một hình thức cho vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính mà thay vì cần tài sản đảm bảo cho khoản vay, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ dựa vào độ uy tín, mức thu nhập và lịch sử tín dụng của người vay để thực hiện cho vay. Do đó trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay thì đa phần đều áp dụng hình thức vay tín chấp.

2. Điều kiện để được cho vay tín chấp

Như đã đề cập ở trên, khi cho vay tín chấp tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác thì việc vay vốn sẽ phụ thuộc vào mức độ uy tín, thu nhập thực tế và lịch sử tín dụng của người vay để thực hiện cho vay.

Tuy nhiên, trường hợp áp dụng hình thức vay tín chấp để thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và người vay thay vì bắt buộc phải chứng minh thu nhập, cụ thể:

- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.

- Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.

(Theo Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN).

Cùng với đó, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định thì vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng.

Mức tổng dư nợ nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu thực hiện cho vay tín chấp tại công ty tài chính mà không chứng minh thu nhập thì tổng dư nợ tối đa đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không được vượt quá 100 triệu đồng.

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi cho vay tín chấp

Quyền, nghĩa vụ của các bên khi cho vay tín chấp được quy định tại Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CPBộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người vay tín chấp có các quyền, nghĩa vụ sau:

- Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;

- Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

Tổ chức tín dụng cho vay tín chấp có các quyền, nghĩa vụ sau:

 - Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;

- Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

Bên bảo đảm bằng tín chấp có các quyền, nghĩa vụ:

- Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;

- Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

Trân trọng!

Đỗ Minh Hiếu
1301

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]