Chào chị, Ban biên tập xin gửi đến chị một số bản án về tranh chấp đòi tiền phép năm, tiền thưởng tiêu biểu như sau:
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Trích dẫn nội dung: “Nhưng phép năm còn lại của bà C từ 2008 đến 2015 thì Công ty chưa chi trả đầy đủ cho bà, cụ thể số ngày phép của từng năm bà C còn lại là: Năm 2008 còn lại 7 ngày phép; năm 2009 còn lại 6 phép; năm 2010 còn lại 9 ngày phép; năm 2011 còn lại 8 ngày phép; năm 2012 còn lại 6 ngày phép; năm 2013 còn lại 10 ngày phép; năm 2014 còn lại 11 ngày phép; năm 2015 còn lại 8 ngày phép. Tổng số ngày phép của bà C còn lại chưa nghỉ là 65 ngày. Bà C khởi kiện yêu cầu công ty V thanh toán thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ phép năm.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Trích dẫn nội dung: “Đối với yêu cầu trả tiền ngày nghỉ hàng năm ( tiền phép năm): Điều 111 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ 12 ngày/ năm…”. Ông T tham gia lao động từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013, thời gian trên phía bị đơn khai đã chi trả đầy đủ cho anh T, Tại phiên tòa chị T xác định không tranh chấp trong thời gian trên nên không xem xét. Riêng yêu cầu trả tiền ngày nghỉ hàng năm (tiền phép năm) tính từ 12/2013 đến 01/2017, xét thấy ông T bị sa thải trái luật nên cần tính buộc bị đơn Công TNHH T phải chi trả chế độ phép này cho ông T không làm việc tại công ty, cụ thể mỗi năm làm việc 12 ngày lương:...”
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trích dẫn nội dung: “tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định giải quyết thôi việc số 2389 ngày 22/9/2020 và khoản 4 Điều 1 của Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ngày 18/9/2020, công ty đã cam kết đến hết ngày 28/10/2020 công ty có các khoản thưởng (nếu có) cho toàn CB-CNV công ty thì tôi vẫn được hưởng. Ngày 23/10/2020 đến ngày 25/10/2020, công ty đã tổ chức 01 chuyến du lịch tại Phan Thiết nhưng tôi không được hưởng. Tôi đã hiều lần liên hệ với công ty để giải quyết và kể cả đưa vụ việc ra hòa giải tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình nhưng đều không có kết quả. Do đó, tôi khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc công ty phải thanh toán cho tôi khoản tiền thưởng này.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trích dẫn nội dung: “Ngày 11/5/2015, Ông H – Tổng Giám đốc Công ty TTE có ký một Quyết định số 003-2015/TT về việc chế độ trả thưởng năm 2015. Nội dung cơ bản: Đối tượng thụ hưởng sẽ bắt đầu được tính thưởng bán hàng khi doanh số thực tế cá nhân đạt từ 80% doanh số cam kết cá nhân trở lên (theo mục II.1/trang 2/2 – Nguyên tắc thưởng cho kỹ sư bán hàng trong năm 2015). Sau khi kết thúc năm tài chính từ 01/4/2015 đến hết 31/3/2016, riêng cá nhân ông Đ đạt doanh số 133,9% (có đính kèm bảng chi tiết giá trị hợp đồng các phòng ban kí xác nhận, trong đó có Trưởng phòng kế toán). Với doanh số trên ông Đ được thưởng 52.200.000 VNĐ (Năm mươi hai triệu hai trăm ngàn đồng chẵn) theo công thức tính thưởng tại mục II.2/trang 2/6 của Quyết định số 003- 2015/TT về việc chế độ trả thưởng năm 2015.”
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trích dẫn nội dung: “Ngày 24/02/2017 Nguyên đơn khởi kiện về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và ngày 26/4/2017 có đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu trả lại tiền thưởng đã trừ của tháng 12/2016 và tháng 1/2017. Ngày 10/4/2017 Hòa giải viên lao động của Liên đoàn lao động quận Tân Bình đã lập biên bản hòa giải tranh chấp lao động, hai bên hòa giải không thành. Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 1, Khoản 5 Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn là đủ điều kiện khởi kiện và quan hệ pháp luật tranh chấp là Đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động, đòi tiền thưởng.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Trích dẫn nội dung: “Đối với số tiền huê hồng (tiền thưởng) theo doanh số tháng 06/2020, anh M yêu cầu công ty trả 15.000.000đồng, phía Công ty không đồng ý và tòa án sơ thẩm đã buộc Công ty phải trả số tiền 9.080.000đồng. Xét thấy, giữa anh M và Công ty không có hợp đồng lao động, không qui định rõ ràng về số tiền lương và tiền thưởng được thực hiện như thế nào. Căn cứ tài liệu thu thập có trong hồ sơ thì thấy rằng, theo bản mô tả công việc mà anh M phải làm việc cho Công ty (Bút lục 02) thì người kiểm soát anh M chính là anh Khương Văn Bình, về điều kiện làm việc và các chế độ hỗ trợ khác theo chính sách của Công ty.”