24/10/2024 11:44

Tuyển tập bản án về tội chống người thi hành công vụ do Tòa án tại tỉnh Đắk Lắk xét xử

Tuyển tập bản án về tội chống người thi hành công vụ do Tòa án tại tỉnh Đắk Lắk xét xử

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về khung hình phạt tội chống người thi hành công vụ và tuyển tập các bản án về tội chống người thi hành công vụ do Tòa án tại tỉnh Đắk Lắk xét xử.

Người phạm tội chống người thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

Hành vi chống người thi hành công vụ có thể được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. (Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP)

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về tội chống người thi hành công vụ như sau:

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Tuyển tập bản án về tội chống người thi hành công vụ do Tòa án tại tỉnh Đắk Lắk xét xử

STT

Tên bản án

Tòa xét xử

Ngày xét xử

1

Bản án 323/2019/HSST ngày 26/11/2019 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

26/11/2019

2

Bản án 325/2017/HSST ngày 21/12/2017 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

21/12/2017

3

Bản án 248/2017/HSST ngày 27/10/2017 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

27/10/2017

4

Bản án 28/2018/HSST ngày 03/05/2018 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Đắk Lắk

03/05/2018

5

Bản án 17/2019/HSST ngày 25/04/2019 về tội chống người thi hành công vụ

Toà án nhân huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

25/04/2019

6

Bản án 22/2021/HS-ST ngày 27/04/2021 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar, tỉnh ĐăkLăk

27/04/2021

7

Bản án 34/2018/HS-ST ngày 17/07/2018 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk

17/07/2018

8

Bản án về tội chống người thi hành công vụ số 09/2022/HS-ST

Tòa án nhân dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

23/02/2022

9

Bản án 13/2017/HS-ST ngày 25/08/2017 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Đắk Lắk

25/08/2017

10

Bản án 05/2021/HS-ST ngày 29/04/2021 về tội chống người thi hành công vụ

Tòa án nhân dân huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

29/04/2021

06 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ

Theo Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm:

- Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra.

- Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.

- Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Trình tự, thủ tục bắt giữ, khám xét người có hành vi chống người thi hành công vụ, khám phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.

- Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.

Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.

Nguyễn Ngọc Trầm
149

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]