09/02/2024 09:13

Tương ớt là gì? Chỉ tiêu chất lượng của tương ớt theo quy định pháp luật

Tương ớt là gì? Chỉ tiêu chất lượng của tương ớt theo quy định pháp luật

Chào Ban biên tập tôi muốn hỏi về các thành phần có trong tương ớt và chỉ tiêu chất lượng của tương ớt hiện nay là gì? “Mỹ Hòa- Quảng Ninh”

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Tương ớt là gì? 

Theo định nghĩa tại TCVN 7397:2014 thì tương ớt là sản phẩm được sử dụng làm gia vị; được chế biến từ phần ăn được của nguyên liệu lành lặn và sạch theo quy định, được trộn đều và chế biến để thu được sản phẩm có chất lượng và đặc tính mong muốn, được chế biến nhiệt thích hợp, trước hoặc sau khi làm kín bao bì để tránh bị hư hỏng.

Hiên nay, có các dạng tương ớt như sau:

- Tương ớt có phần thịt quả và hạt được nghiền đến đồng nhất.

- Tương ớt có phần thịt quả và hạt được nghiền đến đồng nhất với các phần thịt quả, lớp, miếng nhỏ và hạt phân bố đều trong tương ớt.

- Tương ớt có phần thịt quả và hạt đã nghiền có tách lớp hoặc phân bố đều.

-T ương ớt chỉ có phần thịt quả hoặc thịt quả đã nghiền hoặc cả hai.

Ngoài ra, còn các dạng trình bày khác như:

Đủ để phân biệt với các dạng trình bày khác ngoài các dạng quy định trong tiêu chuẩn;

Đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của tiêu chuẩn, khi có thể; và

Được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh lừa dối hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

2. Thành phần có trong tương ớt là gì?

Cũng theo TCVN 7397:2014 thì thành phần cơ bản của tương ớt như sau:

- Ớt tươi (Capsicum spp.) hoặc ớt chế biến như ớt bột nghiền từ ớt khô, ớt rang, ớt nghiền, ớt ngâm dấm hoặc ngâm nước muối;

- Dấm hoặc axit được phép sử dụng;

- Muối;

- Nước.

Ngoài ra, có một số thành phần cho phép khác như:

Xoài, đu đủ, quả me và/hoặc các quả khác;

Cà chua, tỏi, hành, cà rốt, cà chua ngọt, bí ngô và/hoặc các loại rau khác;

- Gia vị và thảo mộc;

- Đường;

- Chất chiết của ớt;

- Các thành phần ăn được khác, thích hợp cho sản phẩm.

3. Chỉ tiêu chất lượng về chất điều vị axit, chất chống oxi hóa trong tương ớt

Theo quy định tại TCVN 7397:2014 thì tiêu chuẩn về chất điều chỉnh độ axit trong tương ớt như sau:

Chỉ số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

334

Axit L(+)-tartaric

5 000 mg/kg, tính theo tartrat
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

335(i)

Mononatri tartrat

335(ii)

Natri L(+)-tartrat

336(i)

Monokali tartrat

336(ii)

Dikali tartrat

337

Kali natri L'(+)-tartrat

452(i)

Natri polyphosphat

1 000 mg/kg, tính theo phospho

Tiêu chuẩn về chất chống ôxi hóa như sau:

Chỉ số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

307a

d-alpha-Tocopherol

600 mg/kg (đơn lẻ hoặc kết hợp)

307b

Tocopherol đặc, dạng hỗn hợp

307c

dl-alpha-Tocopherol

320

Butyl hydroxy anisol (BHA)

100 mg/kg

321

Butyl hydroxy toluen (BHT)

100 mg/kg

386

Dinatri ethylendiamintetraacetat (EDTA)

75 mg/kg

Tiêu chuẩn về phẩm màu như sau:

Chỉ số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

100(i)

Curcumin

GMP

101(i)

Riboflavin, tổng hợp

350 mg/kg (đơn lẻ hoặc kết hợp)

101 (ii)

Riboflavin, natri 5’-phosphat

102

Tartrazin

100 mg/kg

110

Sunset yellow FCF

300 mg/kg

120

Carmin

50 mg/kg

124

Ponceau (4R) (cochineal red A)

50 mg/kg

127

Erythrosin

50 mg/kg

129

Allura Red AC

300 mg/kg

133

Brilliant blue, FCF

100 mg/kg

141(i)

Phức clorophyl đồng

30 mg/kg [tính theo đồng (Cu)]

150c

Caramen nhóm III - xử lý bằng amoni)

1 500 mg/kg

150d

Caramen nhóm IV - xử lý bằng amoni sulfit

1 500 mg/kg

155

Brown HT

50 mg/kg

160a (ii)

Caroten, beta (thực vật)

2 000 mg/kg

160b(i)

Chất chiết xuất từ annatto, bixin based

10 mg/kg

160d(i)

Lycopen (tổng hợp)

390 mg/kg

4. Tiêu chuẩn ghi nhãn đối với các sản phẩm tương ớt

Sản phẩm quy định trong TCVN 7397:2014 nên được ghi nhãn theo CODEX STAN 1-19856) General standard for the labelling of pre-packaged foods [Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), cần áp dụng các yêu cầu cụ thể sau:

- Tên sản phẩm

+ Tên của sản phẩm phải ghi là “tương ớt”, “tương ớt ngọt” hoặc tên gọi khác phù hợp với thành phần và quy định của nước bán sản phẩm và sao cho không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

+ Độ cay của ớt (mức độ cay) có thể được công bố cùng với tên hoặc gần sát với tên của sản phẩm sao cho không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và có thể được chấp nhận tại nước bán sản phẩm.

+ Nếu có các thành phần cho phép khác, như định nghĩa trong 3.1.2 làm thay đổi hương đặc trưng của sản phẩm thì tên của sản phẩm phải kèm theo thuật ngữ thích hợp “có tạo hương X" hoặc “có hương X”.

- Ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ

Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.

Trân trọng!

Bùi Thị Như Ý
989

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn