14/12/2024 11:41

Từ 2025, chính thức cấm sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam theo Nghị quyết 173/2024/QH15?

Từ 2025, chính thức cấm sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam theo Nghị quyết 173/2024/QH15?

Đây là nội dung nổi bật tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV liên quan đến thuốc lá điện tử dựa trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này.


Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã có Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Từ 2025, chính thức cấm sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam theo Nghị quyết 173/2024/QH15?

Nghị quyết 173/2024/QH15: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/Nghi%20quyet%20chat%20van%20ky%208%20-%20chinh%20thuc.doc 

Theo điểm 2.2 khoản 2 Nghị quyết 173/2024/QH15 trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV liên quan đến thuốc lá điện tử như sau:

Tập trung triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu đúng khi sử dụng thực phẩm chức năng, bảo đảm an toàn. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng nội dung đã được xác nhận hoặc nội dung chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nhất là hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội và xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm theo quy định.

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người. 

Như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 ngày 30/11/2024, thống nhất cấm sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam từ năm 2025. Đồng thời sẽ triển khai các luật liên quan và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, cũng như các chất gây nghiện khác. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, và vận chuyển thuốc lá điện tử sẽ bị cấm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và an toàn xã hội. 

Sau chính thức thuốc lá điện tử bị cấm, nếu tiếp tục sản xuất thuốc lá điện tử bị truy cứu TNHS thế nào?

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau:

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

Như vậy, sau khi có văn bản chính thức quy định về thuốc lá điện tử bị cấm, thì hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Nếu vi phạm có tổ chức hoặc có tình tiết tăng nặng, mức phạt có thể lên đến 3 tỷ đồng hoặc tù từ 5 đến 10 năm. Hình phạt còn có thể bao gồm cấm hành nghề hoặc đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm.

Hiện nay, những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 thì những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

(1) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

- Cơ sở y tế;

- Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

- Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

(2) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

- Nơi làm việc;

- Trường cao đẳng, đại học, học viện;

- Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

(3) Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Nguyễn Ngọc Trầm
93

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]