07/12/2024 15:10

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát ra sao? Tổng Tham mưu trưởng do ai bổ nhiệm?

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát ra sao? Tổng Tham mưu trưởng do ai bổ nhiệm?

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Ai là người bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam?

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát ra sao?

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, các Phó Tổng Tham mưu trưởng và các cục chức năng chịu trách nhiệm về tác chiến, huấn luyện chiến đấu, quân lực,... Trong đó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ là người thay thế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành các hoạt động của Bộ Quốc phòng khi Bộ trưởng vắng mặt.

Về truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như sau:

 “TRUNG THÀNH, MƯU LƯỢC, TẬN TỤY, SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT, HIỆP ĐỒNG, QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG”

                                                              *Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Vai trò của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Theo Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định thì vai trò của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trong quân đội cụ thể là:

- Thứ nhất, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.

- Thứ hai, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung bao gồm:

+ Tham gia thẩm định các dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, kế hoạch phòng thủ dân sự;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng củng cố thế trận quốc phòng, xây dựng và hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự; xây dựng, huy động lực lượng, phương tiện dự bị động viên và động viên công nghiệp; tham mưu thành lập, giải thể trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các nhà trường Quân đội;

+ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương, địa phương;

- Thứ ba, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ - Cơ quan giúp việc Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương tham mưu thực hiện các nội dung gồm:

+ Thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương; phối hợp kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện công tác quốc phòng, quân sự;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ ban chỉ huy quân sự, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương;

+ Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do ai bổ nhiệm?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan

1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;

...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm.

Đỗ Minh Hiếu
146

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]