18/05/2024 09:35

TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho 440 trụ sở công theo Nghị quyết 98

TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho 440 trụ sở công theo Nghị quyết 98

Tôi đọc được thông tin một số mái nhà trụ sở công tại TP.HCM sẽ được lắp điện mặt trời, vậy tin này có đúng không? Thanh Thủy – Bình Dương.

Chào chị, ban biên tập xin giải đáp như sau:

Mới đây, có thông tin Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chi 650 tỷ đồng để lắp điện mặt trời áp mái 440 trụ sở công trên địa bàn với tổng công suất hơn 43 MW.

Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại trụ sở các cơ quan, đơn vị là một trong những chính sách đặc thù mà Nghị quyết 98/2023/QH15 trao cho TPHCM.

1. Thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM theo Nghị quyết 98

Theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị quyết 98/2023/QH15 về thực hiện việc lắp đặt, quản lý hệ thống điện mặt trời như sau:

Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc sử dụng mái nhà bảo đảm điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn Thành phố để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của trụ sở đó. Phần điện còn thừa do không sử dụng hết thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực.

Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện việc lắp đặt, quản lý hệ thống điện mặt trời bảo đảm các yếu tố phù hợp về mỹ quan, kiến trúc và các quy định của pháp luật về môi trường.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 98/2023/QH15 quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về tài chính, ngân sách nhà nước, đơn cử như thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương:

- Thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định:

+ Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách, chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15;

+ Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn cho phù hợp; bảo đảm nguyên tắc để các cơ quan, đơn vị này tự sắp xếp bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định; ngân sách nhà nước không bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương cho các cơ quan, đơn vị này;

+ Cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15.

Như vậy, theo Nghị quyết 98/2023/QH15, UBND TP.HCM được quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công để cung cấp điện. Việc lắp đặt phải đảm bảo mỹ quan, kiến trúc và quy định về môi trường.

Đồng thời, Nghị quyết 98/2023/QH15 cũng quy định cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho TP.HCM. HĐND được quyết định sử dụng nguồn cải cách lương còn dư để đầu tư hạ tầng, chi thu nhập tăng thêm. Cơ quan hành chính cũng được sử dụng nguồn này để chi đầu tư, hoạt động chuyên môn.

2. Thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD)

Đồng thời tại Nghị quyết 98/2023/QH15 cũng đề cập đến nội dung Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận Thành phố để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng đối với dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục của dự án đầu tư công nhóm A theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Đối với vùng phụ cận các nhà ga, các nút giao thông, UBND Thành phố được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội so với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng đối với khu vực đô thị hiện hữu nhưng phải bảo đảm đáp ứng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được xác định trong nội dung đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung Thành phố;

- Việc thu hồi đất đối với các dự án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố; vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi của dự án trong vùng phụ cận đã được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị, đồ án thiết kế đô thị riêng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
356

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn